VŨ BẰNG - CÁC TÁC PHẨM MỚI TÌM THẤY - Trang 658

Lễ truy niệm hai vị trung liệt Hoàng Diệu và Nguyễn Tri

Phương

Còn nhắc lại các đoạn lịch sử ai oán đó làm gì nữa?

Nói cho đúng ra cái lòng địch khái của quốc dân ta, lúc người

Pháp mới sang xâm chiếm ở đây, cũng hăng hái lắm; nếu những
người có quyền vị có thanh thế biết đứng ra cổ lệ kích dương lòng
ái quốc thì người Pháp cũng còn lâu mới lấy được thành Hà Nội.

Tiếc thay những người đó lại sẵn lòng bán nước, táng tâm không

còn chịu biết tiết nghĩa là gì: nào Lê Trinh làm đề đốc bỏ binh
quyền chạy trốn; nào Thông Phong làm chim mồi cho Tây; nào
Tôn Thất Bá leo tường chạy trốn; nào Bố chánh Phan Văn Tuyển
co giò lên tai, chạy về làng Mọc Quan Nhân; nào lãnh binh Hồ Như
Lễ, Nguyễn Đình Dương ném gươm quăng giáp để lạy Tây cầu
sống... Hỡi ôi, cái tinh thần nòi giống của người mình còn gì nữa
nếu trong đó lại không xuất hiện ra những liệt sĩ anh hùng như
Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương, thà can tâm chịu chết với thành
chứ không chịu ôm đầu chạy trốn.

Cái chết oanh liệt của hai vị anh hùng đó, ngàn vạn năm sau vẫn

còn chói lọi ở trong Việt sử, và có quyền hưởng sự thành kính cho
hai mươi nhăm triệu đồng bào hàng năm vẫn đến chiêm bái ở Thái
Hà Ấp, đền Trung Liệt. Đền Trung Liệt, lúc mới lập, lấy tên là
đền Tam Trung, vì đền thờ ba vị anh hùng Nguyễn Tri Phương,
Hoàng Diệu và Đoàn Thọ, cả ba đều bỏ mình vì nạn nước, trong khi
giặc Pháp đến xâm lăng. Trung tức là một lòng ngay thẳng; Liệt
"sức lửa nóng dư, không ai dám phạm", lại có nghĩa "người có tâm chí
cương quyết, không chịu khuất phục một thế lực hay một sức
mạnh nào".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.