VU QUY - Trang 32

BỐN

...và phồn hoa đô thị, với son phấn

trong cuộc phấn đấu sinh tồn ngày

một kịch liệt....

12

Đ

i một ngày đàng, học một sàng khôn. Từ Đất Mũi tới Cà Mau, mất hai

ngày, mười chặng các cán bộ an ninh và kinh tế chặn hỏi giấy tờ tùy thân,
khám xét hàng hóa. Mỗi lần, chế Lềnh cười cợt, làm dáng thân quen, và kín
đáo bồi dưỡng khiến ai nấy hể hả. Tư không hiểu lời đùa nghịch một anh
cán bộ nói giọng Hà Nội rất kiêu kỳ: "...đường đi không khó vì ngăn sông
cấm chợ, mà chỉ khó vì chẳng rõ qui luật thị trường khiến lòng mình e chợ
cấm sông ngăn!", hỏi chế Lềnh thì chế suỵt, nói nhỏ "...cái quy luật đó
mà!".

Tư ở nhà chế, giúp coi một cái cửa tiệm mặt hàng chỉ có sà-bông, khăn

mặt, những cái giỏ nhựa đủ màu, mấy cái áo thun, xà lỏn... Coi cửa tiệm, có
nghĩa là ngồi đó, và nhận lời nhắn người này người kia trong khi chế đi
vắng. Vắng, chế vắng ít là ba bữa một tuần, công chuyện là lên Cần Thơ
bắt mối giao hàng. Chế bảo Tư, Cần Thơ mới thiệt văn minh, chớ Cà Mau
thì đang tiến lên thôi. Tư nghe nói ở đó họ ngoại chế khá đông, hiện đang
phát huy rất nhiều dịch vụ với Hồng Kông, Đài Loan và là nhất với Quảng
Châu, quê hương người chồng chế. Khi Tư hỏi, chế kể, nó bỏ chế khi tới
Hà Khẩu, năm 1979, khi chiến tranh biên giới nổ ra. Khi đó, Tư mới vào
học lớp 1, nghe thầy cô trong trường học biểu là "chiến tranh biên giới" chớ
không phải, như Chế nói, hiểu lầm. Chế ngắt, "hiểu lầm đó nẩy, làm gì có
chiến tranh!". Mặc dầu Tư cố nhịn cười, Tư không khỏi liên tưởng đến
chuyện răng cắn môi, mà môi thì chẳng có cách nào cắn lại. Nhưng cũng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.