lãnh tụ thời mèo trắng và mèo đen đều là mèo, cứ làm giầu được thì thế là
yêu nước. Chế ôm vai Tư, nhỏ nhẹ:
- Nhớ nghe Tư, ráng phấn đấu làm giàu, sẳm sẽ giúp Tư!
Rồi thật bất ngờ, chế ngọt ngào:
- Sẳm coi Tư như con... Từ nay, gọi sẵm bằng má nuôi, nghe con!
13
Khi không phải chạy áp-phe, chế Lềnh coi cửa tiệm thì Tư được chế cho
đi học hai lớp "đào tạo". Lớp thứ nhất là lớp tiếng Anh, do một ông già xưa
làm thông ngôn cho lính Mỹ đảm trách. Ông ta mất một nửa hàm răng cửa,
tiếng gió thều thào nên ông bảo phát âm th như thank you mới thiệt chuẩn.
Biết Tư đã học được một năm trường cấp hai rồi mới phải nghỉ để lo giúp
coi con bé Út, ông bảo, giọng nghiêm chỉnh: "Dzậy là hên, có học tiếng
Việt Nam ta rồi thì học tiếng Anh không khó lắm... Bởi người Anh người
Mỹ tụi nó phát âm cũng đánh vần như mình!". Lấy một cuốn vở học trò,
ông chép cho Tư tiếng Anh qua vần quốc ngữ, bắt to tiếng lập tới lập lui
MAI NÊM IZ TƯ (my name is Tư) khi ông hỏi OẮT IZ IO NÊM (what is
your name), hay AI EM ÂY-TIN IA ÔN ( I am eighteen years old) khi ông
hỏi HAO ÔN A U ( how old are you ?)...
Lớp học thứ hai, chế Lềnh nói rất quan trọng để sau này Tư giao tiếp với
người thành phố văn minh, tìm công ăn việc làm, do cô Nguyệt Hoa chủ
một tiệm uốn tóc có tên là Thẩm Mỹ hướng dẫn. Nghe đâu chồng nay bên
Mỹ nhưng đã làm lại cuộc đời với người khác sau khi cô tuyên bố là cô thà
chết độc lập ở Việt Nam còn hơn sống nô lệ ở nước ngoài, cô đã gây dựng
sự nghiệp bất chấp nghịch cảnh của một thiếu phụ chưa hẳn đã hết xuân.
Ngắm Tư, cô nói, giọng ngọt ngào :
- Cháu chế Lềnh thì cũng người nhà, dì sẽ chỉ cho con nhiều mánh... Là
đàn bà con gái, phải đẹp! Xấu là chết... nghe chưa. Đầu tiên, đẹp là biết
trang điểm, đi đứng cho yểu điệu, ăn nói dzuyên dzáng... Theo truyền thống
ông bà mình, cái răng cái tóc là vóc con người. Đâu, nhe răng cho dì coi...
Tư ngượng ngập chưa biết phải làm gì thì dì thò tay vạch môi Tư, bắt há
miệng, lẩm bẩm: "Cũng OK thôi, chắc phải đi chà lại cho trắng!". Đẩy Tư