như tiếng chị Hai. Nhổm dậy, Tư nhẩy xuống đất tất tưởi chạy ra. Đúng rồi.
Chị Hai tay ôm một cái bọc cuốn vải trắng đứng choán cửa. Tư reo:
- Chị Hai, Trời đất quỉ thần... Chị ơi, Tư nhớ chị muốn chết!
Xô lại, Tư nhìn bọc vải. Chị Hai vui vẻ nói:
- Cháu mày đó Tư. Mới đầy tháng, con trai, tên Dũng!
Tay lần mở, Tư nhìn. Thằng nhỏ tru lên oe oe. Chị Hai cười: "Chắc nó
đói rồi! Nó đòi bú đó...". Khi đó dì Sáu chạy ra, năm áo Hai, miệng hỏi:
- Hai đó hả...Con ai dzậy kìa?
- Con tui với Bảy Hiền chớ còn con ai nữa! Ẵm về cho bà xem mặt cháu,
coi nó có giống ông ngoại không?
Dì Sáu ôm bọc vải, nhìn, rồi òa khóc. Lý do, dì không nói. Ăn cả rổ cóc
chua lè để tưởng mình mang bầu với Hai Sanh, dì đã khóc như vậy khi tới
ngày dì lại ra máu tháng. Không sanh đẻ được, già dì sẽ sống với ai, câu hỏi
làm dì khốn khổ vẳng lên nguyền rủa. Nhưng bây giờ, dì không sợ nữa.
Nay có đứa cháu ngoại, lại là con trai, dì bật miệng: "Ông Trời dzậy mà có
mắt!", mắt nhìn chị Hai như vừa chịu một ơn huệ. Ngày chị Hai bỏ đi, dì
hận đến độ không còn muốn nhận chị là con. Dì rủa cho chị chết cho rồi.
Và có sống chỉ đi làm đĩ bán trôn nuôi miệng, chứ một con nhỏ chăn vịt,
học hành không có, đâu còn cách khác. Không phải dì không biết mối gắn
bó của chị Hai với Bảy Hiền. Và khi Hiền cũng bặt tăm, dì ngờ là rồi tụi nó
cùng tính toán, nhưng dì chắc mẩm cũng chỉ năm bữa nửa tháng cái mối
tình nông nổi đó sẽ rã ra như đám bèo hoang. Nhưng không. Đứa cháu
ngoại trong tay dì là chứng cớ. Dì đổi giọng, ngọt ngào:
- Hai à, vô rửa mặt cho khoẻ, rồi kể má nghe chuyện từ ngày con đi
nghen con!
Chị Hai và Bảy Hiền đi tuốt vô Bình Dương. Hiền làm phu hồ trong
công trình xây dựng một xí nghiệp Đại Hàn. Phần Hai, nó may mắn tìm
được việc làm ô-sin trong một gia đình khá giả, sáng sáu giờ có mặt, cơm
nước xong tám giờ tối thì về. Hai vợ chồng thuê một căn phòng, Hiền ăn
cơm bụi, không rượu chè lang bang, có cơ hội làm thêm ca là làm. Khi Hai
có bầu được ít lâu, nó xin nghỉ việc ô-sin, phụ bán cơm cho một hàng ăn