- Tư sang xuồng bên kia đi. Để tụi mày hội ngộ, thầy chèo xuồng này về
thôi!
Không nhìn lui, Sư chèo, nhắm bờ đâm vào, thầm nhủ, tìm được nhau
nhưng rồi sau như mây trời, tụ rồi tán, biết thế nào được.
39
Chiếc xuồng chao nghiêng khi Tư vội vàng nhẩy qua, tay ôm một bọc
trong có gạo, cá khô, có nồi, bát đũa... Trước khi đi, Tư biết Thẻo tay
không, chắc chắn mấy bữa rày không có một hạt cơm vào bụng. Hai đứa
nắm tay nhau, nước mắt tràn ra, nhưng không nói được một lời, quên cả
chào Sư đang gò mình chèo về phía đất liền. Lát sau, Tư nghẹn ngào:
- Có đói không, anh?
Thẻo gật. Nó chẳng những đói ăn. Cái đói nhất là đói tiếng người. Đói
tiếng gà ban sáng. Đói tiếng lăng xăng con nít trên đường đến trường. Thẻo
lấy giọng vui vẻ, quơ mái dầm, cất tiếng:
- Dẫn Tư tới cái chòi anh làm để đợi Tư về đó...
Về, ôi chao, chữ về sao mà nhói lòng. Em có thật về không? Siết tay
Thẻo, gặng không hỏi, về đâu hà Thẻo? Một cái chòi mới lợp trên cù lao
kia chênh vênh sóng nước có thể là nhà ư ? Chuyến vu quy cho con bé ở
cuối đất này, trong thời đại internet, với những khẩu hiệu xã hội văn minh,
dân giầu nước mạnh, lại là chuyến chèo xuồng đến một rẻo đất không bóng
người?
Cặp xuồng vào chỗ nước cạn, Thẻo ôm bọc đồ nhẩy lên. Nó đưa tay cho
Tư vịn, bắt chước tiếng Bắc chọc cho Tư cười :
- Em hò để anh biết thiệt "hết ý " chớ thấy xuồng lạ từ xa anh đã lủi vào
bụi trốn rồi...
Hai đứa vịn vào nhau, vạch cỏ tranh, cứ thế luồn qua bờ bụi. Khoảng hai
trăm thước xa bờ, Thẻo kêu, tới "nhà "rồi. Nhà đúng ba lớp cọ làm mái
chống trên bốn cái cọc khá bự, nền là đất trải lá đước khô, không tường,
không cửa. Thẻo vui vẻ:
- Đây đâu lo trộm cắp. Với lại anh có cái chi để lấy...