« Núi non cách trở, trẫm đi hai tháng mới tới miền này.
Sự chậm trễ đó đã giúp cho quân địch có đủ thời giờ bịa ra
những chuyện làm cho lòng dân chán nản.
« Hiện nay Trẫm cùng với Tôn-thất-Thuyết đã tới Ấu-sơn
thuộc huyện Hương-khê. Các quan trong, ngoài đều tề tựu cả
ở miền này.
« Văn-thân, dân chúng và binh-sĩ cũng lần lượt ra dự việc
Cần-vương. Thế nước gặp lúc loạn-ly, ta khoanh tay mà nhìn
sao được ».
Tờ chiếu trên này làm cho lòng dân phiến-động. Các bậc
khoa-bảng, các nhà phú-hào, kẻ có thế, người có tiền, đồng
thời mộ dân phu đổi nhà mình làm trường diễn võ, mang cơ-
nghiệp giúp làm quân lương. Bọn dăm chục người, bọn vài
trăm người, bỏ cây cuốc ra cầm gươm, đổi bút lông lấy súng,
rong ruổi lên miền Hương-khê. Mấy trái núi u-tĩnh ở Ấu-sơn
bị thời-cơ đổi làm chiến-trường. Sườn núi là thành, chân núi
là trại, là cờ cần-vương vượt lên núi non phấp-phới.
Tại Bắc-kỳ, quan lại các tỉnh, trừ một số đã ra hàng quân
Pháp, cũng hưởng-ứng với đảng văn-thân Nghệ-Tĩnh mà khởi
nghĩa khắp mọi nơi.
Những việc này đến tai Thống-soái De Courcy (sau khi
lập vua Đồng-Khánh. Thống-soái đã ra Bắc-kỳ). Thống-soái
vội hội-họp các Thống-tướng Négrier, Brière de l’lsle, Warnet,
để bàn cách dẹp quân Cần-vương. Sau cuộc hội-thương này,
Thống-soái quyết định cử Đại-tá Pernot mang một đạo quân
từ Huế tiến ra Quảng-bình. Thống-tướng Négrier thì từ Nam-
định, qua Ninh-bình, Thanh-hóa vô Nghệ-an. Hai quân cùng