LÊ TRỰC DẤY QUÂN Ở THANH-THỦY
QUAN-LẠI và văn-thân ở khắp Trung, Bắc-kỳ đồng thời
dấy quân đáp lại tờ chiếu cần-vương của Hàm-Nghi.
Tại Quảng-bình, Lê Trực lập đồn lũy ở Thanh-thủy, giữ
mặt sông Gianh (Linh-giang). Trực người Thanh-thủy xuất
thân là võ-tướng, năm 1883 giữ chức Đề-đốc hộ thành Hanoi.
Bị Henri Rivière tiến đánh, Hanoi thất thủ, Lê Trực phải triệt-
hồi. Từ đó về an trí ở Quảng-bình.
Thất bại trong hoạn-trường, Lê Trực quay về làm bạn với
cảnh nước non hoa gấm quê nhà.
Ngày ngày, Trực cưỡi ngựa sang uống rượu ngâm thơ ở
hang Minh-cầm, dưới dãy núi Lam-lang. Trước mặt là sông
Gianh, một dải tràng-giang, cuốn nước của dãy núi Trường-
sơn do cửa Quảng-khê ra bể. Hang Minh-cầm là một trong
những thắng cảnh của xứ Trung-kỳ. Hang rộng rãi và thành
đá phẳng lỳ, phía trên cong như một tòa nhà xây cuốn. Giữa
hang có phiến đá vuông thạch-nhũ nổi lên như những miếng
thủy-tinh sắc vàng óng ánh. Hai khe hang có những tảng đá
hiện thành quái tượng, hiến sự kinh ngạc cho người xem.
Trong lúc đang hưởng thú thanh nhàn thì Lê Trực tiếp
được chiếu Cần-vương. Tuy tuổi đã già, nhưng Trực cũng
hăng hái cầm cờ tướng mà chiêu nạp các kiện-sĩ ở vùng này.
Không đầy hai tháng, Trực đã lập đồn trại ở khắp triền sông
Gianh.
Cũng như tại các tỉnh Trung-kỳ, cử động thứ nhất của
quân Lê Trực là giết giáo-dân và đốt nhà thờ đạo. Các làng