mấy làng ở chung quanh đồn mà quân Pháp đã uy-phục
được.
Một lần quân Pháp phái 57 tên quân đi vận tải trên đường
Hà-tĩnh, đến sông Ròn bị Nam-quân đón bắt, trói ba người
làm một mà quăng xuống bể. Trong số đó, có một người trốn
thoát, chạy về báo với thành Động-hải, làm cho ai nấy đều
hoảng hồn. Quân Pháp đóng tại Động-hải về đầu năm 1886
cũng nhiều lần buộc vào thế cực nguy. Thiếu-tá Grégoire
thường nơm nớp lo quân Lê Trực cướp mất thành. Có khi
Nam-quân đã mang rất nhiều thang, xông vào hạ thành,
nhưng trong thành cố chống nên không cướp nổi.
Lo giữ thành Động-hải, Thống-soái Prud’homme ở Huế
phải phái một lữ đoàn bộ binh do Thiếu-tá Cardot chỉ huy, ra
cứu viện cho Thiếu-tá Grégoire. Đang đêm, Thiếu-tá Cardot
dùng thuyền nan đi ngược giòng sông Gianh, lên giải vây cho
nhà thờ Hương-phương. Giáo-sĩ Tourluyaux nhờ đó mới thoát
nạn.
Sau khi lui được quân Lê-Trực, Thiếu-tá Cardot liền phóng
hỏa đốt các làng ở chung quanh nhà thờ này, rồi quay về lập
đồn ở Mỹ-hòa để chống với quân Lê, nếu lại xảy ra việc đánh
thành Đông-hải.
Giữ mặt sông Giang, Lê-Trực đã tìm cái thế rất hiểm để
chặn đường bắc tiến của quân Pháp. Sông quằn-quại như
một con rắn lớn vắt mình trên tỉnh Quảng-bình. Cứ theo triền
sông Gianh, quân Lê có thể giao thông bằng cả thủy, bộ với
các đồn khác của quân Cần-vương.
Ven sông là núi. Dải Hoành-sơn như một cái thành lớn mà