giữ thế-thủ trên sông Nai. Nhưng mấy năm lăn lộn trên bãi
sa-trường đã rút hết những tinh-lực của viên tướng lục-lâm,
không bao lâu thì Thụ mất.
Kẻ nối nghiệp Trương Quang-Thụ là Trương Quang-Ngọc.
Chịu ảnh-hưởng của cha mà quen cái thú đục trời quấy nước.
Ngọc giữ vững đất Ve làm sào-huyệt. Ngọc mộ dân Mường ở
mấy dải núi giáp giới Ai-lao và luyện thành những đội quân
rất thiện chiến, để phòng đối phó với quân Triều-đình.
Quân Ngọc giỏi về môn bắn nỏ. Thứ khí-giới ấy dùng ở
nơi rừng rậm, mạnh chẳng kém gì những súng ống hoàn toàn
vì mũi tên xoa thuốc độc, dù bắn chẳng trúng chỗ phạm, kẻ
bị thương tất cũng bị hại.
Quân Ngọc vốn sinh trưởng ở rừng núi, nên trèo non, lội
suối lanh lẹ không khác người đi trên đồng bằng. Ngọc lại am
hiểu địa-thế hai tỉnh Quảng-bình, Hà-tĩnh, nên miền rừng núi
bí hiểm giáp giới Ai-lao đối với Ngọc chỉ là một cái vườn lớn
mà Ngọc biết rõ từng ngõ hẻm.
Khi được tin vua Hàm-nghi khởi quân ở Ấu-sơn, Ngọc
mang toàn đội ra hàng. Tôn-thất-Thuyết thấy Ngọc là một
thiếu niên dũng-tướng, liền cảm tài và có lòng tin, phong
ngay cho chức Hiệp-quản và được cùng với Tôn-thất-Thuyết
dự vào đoàn quân hộ-giá.
Tháng mười năm Ất-dậu (1885), Trương-quang-Ngọc
theo vua rời Ấu-sơn ra Qui-đại, một thôn ở ven sông Nan
(một trong ba ngọn sông hợp lại thành sông Gianh). Cai-tổng
và dân miền này đổ ra đi đón. Hành-nghi của nhà vua rất
oai-vệ. Vua Hàm-Nghị mặc áo vàng, ngự võng đòn rồng, có