Đại-úy Hugo đuổi theo, đến núi Lập-cập bỗng có tiếng
súng nổ vang vào núi đá, rồi đạn với tên nỏ xuyên bụi lá mà
chiếu vào quân Pháp.
Toán lính Pháp đi theo Đại-úy bị bắn chết quá nửa. Còn
chính mình Đại-úy thì bị Trương-quang-Ngọc nấp sau khe đá,
bắn một phát nỏ trúng cánh tay.
Hugo bị thương, vừa hạ lệnh cho quân tháo lui thì tiếp lại
bị Ngọc bồi thêm cho một mũi tên nữa vào lưng. Đại-úy Hugo
vội thu quân chạy về Bãi-đức hợp với đại đội, rồi trở về Vinh.
Mấy hôm sau, Đại-úy Hugo chết.
Ngọc tưởng rằng chủ-tướng của quân Pháp đã chết nên
không đuổi nữa, cũng thu quân đi theo đạo ngự, lên lập đồn
ở cửa Kho, sai quân lính đắp lũy cao tới hai thước để đóng
tạm. Dân Mường ở vùng này ngày ngày đem lương thực đến
cung vào quân lương, vua Hàm-Nghi đều trả tiền lại.
Lần đầu thất lợi, quân Pháp phải đình lại hàng tháng
không dám tiến lên ngọn sông Nai.
Sang đầu năm 1886, hai Trung-úy Camus và Freystatler
lại được lệnh mang quân đi hợp với quân Pháp ở Hà-tĩnh lên
sông Nai đánh nhau với vua Hàm-Nghi.
Khởi hành từ Vinh ngày 10 tháng Giêng, quân Camus qua
Tốc-kỳ, Lang-mai, tới một xóm ở gần Ve thì được tin rằng
đêm trước Trương-quang-Ngọc cùng với hai trăm quân
Mường có đóng ở vùng này. Tiến rất thận trọng, 17 tháng
Giêng, quân Camus tới gần cửa Khe thì bị quân Mường đón
đánh. Hai bên giữ nhau ngót một ngày. Trung-úy Camus
trúng 4 tên nỏ, bị thương nặng phải giao quyền chỉ huy cho