Thuyết có cái quan niệm vua là biểu-hiện của chủ nghĩa quốc
gia, là bộ óc phấn đấu.
Người Pháp hiểu như thế. Cho nên Đại-tướng
Prud’homme lo dẹp đảng văn-thân ít mà lo bắt vua Hàm-
Nghi nhiều. Thống tướng nghĩ nếu vua Hàm-Nghi bị bắt thì
đạo quân Cần-vương dù mạnh mấy cũng phải tan, vì vua
Hàm-Nghi là linh hồn, mà quân Cần-vương chỉ là thân thể.
Nếu linh hồn mất thì thân thể tự-nhiên phải tiêu tán.
Paul Bert, vị Toàn-quyền kế chân Thống-soái De Courcy
(thất-thế, phải gọi về Pháp), cũng đã nghĩ đến việc lập vua
Hàm-Nghi làm vua bốn tỉnh miền Bắc Trung-Kỳ. Paul Bert tin
rằng vua Hàm-Nghi mà chịu hòa thì đảng Cần-vương không
sao chủ chiến được nữa.
Vua Hàm-Nghi vô tình thành ra cái bia của tất cả viên
đạn Pháp. Quân-sĩ cũng như các nhà Chánh-trị Pháp chỉ nuôi
có một hy-vọng là bắt vua Hàm-Nghi.
Thoạt đầu, Thống-soái De Courcy còn dùng dụ của Từ-Dụ
Thái-hậu, tiếp đến thư vua Đồng-Khánh để triệu vua Hàm-
Nghi về. Khi được tin vua Hàm-Nghi đã ra ẩn ở Hà-tĩnh thì
việc triệu bằng lời nói không có hiệu-lực nữa, Thống-tướng
Prud’homme liền nghĩ việc bắt bằng võ-lực. Thống-tướng sai
giáo-sĩ Hoằng, quán ở Hà-tĩnh, đang làm chức Ngự-tiền
thông-sự cho vua Đồng-Khánh, tìm lấy một giáo-dân am-
hiểu địa-thế tỉnh Hà-tĩnh. Giáo-dân này cùng với giáo-sĩ
Hoằng chỉ cho Thống-tướng biết rằng có mười một con đường
cùng đổ vào dãy núi Hà-tĩnh. Thống-tướng định mang quân
do tất cả các đường ấy mà vây bắt lấy vua Hàm-Nghi. Muốn