CUỘC SĂN NGƯỜI
SAU khi thua trận ở cửa Khe, Trương Quang-Ngọc và
Tôn-thất-Thiệp đưa vua Hàm-Nghi chạy trốn sang núi Ma-rai,
cách cửa Khe chừng vài chục dặm. Lúc trốn chạy, nhà vua
không kịp dùng cơm. Thiếu-tá Pelletier vào lục soát trong đồn
còn bắt được một con ngựa đã đóng sẵn yên cương và mấy
nồi cơm nấu chưa chín. Sức mỏi, lòng không, vua Hàm-Nghi
theo chân Ngọc và ngót trăm tên quân Mường vượt khe đá,
len bụi gai, lẩn lút trong rừng. Nhà vua bị những sự gian-lao
ma-luyện, thành người nhẫn-nại và đón cuộc phong trần
bằng thái-độ rất thản nhiên.
Nhà vua không biết rằng tự mình không thể cầm súng
chống cự với quân Pháp, không có khí vũ để nhẩy lên mình
ngựa mà điều khiển ba quân nhưng mình là trụ của cuộc
phấn-đấu. Nếu mình còn ở ngoài vòng cương tỏa thì cái chí
khôi-phục của quốc gia còn. Bất hạnh mình bị giết hay bị bắt
thì nhuệ khí của tướng-sĩ rất giảm mà cái vận-mệnh của
quốc-gia cũng quan-hệ ở đó.
Nhà vua thường nói mình ưa chết trong rừng hơn là trở
về làm vua mà ở trong cương tỏa của người. Tôn-thất-Thiệp
người bảo-vệ cho vua Hàm-Nghi, sau này cũng công-nhiên
nói với mọi người rằng Thiệp ưa để cho vua Hàm-Nghi chết
trong lưỡi gươm mình hơn là bỏ vua sa vào tay quân địch.
Tôn-thất-Thuyết kẻ đã giết đến ba vua, đối với tính mệnh
vua Hàm-Nghi cũng rất thận trọng (Thuyết cắt con cả là
người thân tín nhất ra hầu cận vua) chẳng qua cũng vì