họ hoảng sợ. Làm như thế, Đại úy mất tiếng là người thận
trọng. Tôi muốn rằng Đại-uý bỏ đồn Minh-cầm mà rút về
Quảng-khê, thì chúng ta mới có thể đình-chiến được ».
Nhận thư, Đại-uý Mouteaux biết rằng chẳng khi nào Lê
Trực chịu ra hàng. Nhưng cũng vẫn giao-thiệp với Lê Trực
bằng thư từ như trước. Đại-uý viết cho Lê Trực nói nếu Trực
chịu ra thì tính mệnh sẽ được toàn. Bằng bị bắt mà trong tay
có khí-giới thì tất bị giết.
Ngay hồi đó lại có lệnh của viên Đại tá chỉ huy đội quân
Huế gửi đi các đồn nói nếu bắt được tướng Nam mà có lệnh
phải giải những tướng ấy về Huế thì cứ giả như không nhận
được lệnh, và mang những tướng Nam ấy ra mà bắn chết.
Lê Trực đã không phải là người bị cám dỗ vì những lời
ngọt ngào của Mouteaux, tất cũng không khi nào sợ sệt
những lời hăm dọa của viên tướng Pháp ấy.
Ngày mồng ba tháng Ba năm Hàm-Nghi thứ ba (1887),
Lê Trực lại viết thư cho Mouteaux trong có những câu như :
« Vua Hàm-Nghi là em út của vua Kiến-Phúc và là người
được tôn lên trị-vì. Việc vua Hàm-Nghi lên ngôi được Thái-
hậu ưng chuẩn. Triều-đình thỏa thuận và dân chúng hoan
nghênh. Vậy vua Hàm-Nghi mới là người xứng đáng trị-vì và
hiện vẫn còn ở ngôi báu ấy…
« Tôi, người chịu ân của tiên-đế, không lẽ tôi lại thuận
thay đổi một việc đã thành-tựu. Việc làm vua đã định ở mệnh
trời. Nếu tôi trở mặt thay lời thì không những tôi phải thẹn
với rừng-rú, núi non, mà sau này, khi xuống Hoàng-tuyền,
tôi sẽ đắc tội với Tiên-đế. Vậy, Đại-úy không nên khuyên tôi