bỏ vua Hàm-nghi nữa.
« Nhà tôi bị Đại-úy đốt cháy, nên nay đây mai đó, phải
lẩn quất trong rừng… Đại-úy đã biết nhận tôi là người chính-
trực, vậy tưởng chẳng nên ngần ngại mà không bỏ đồn Minh-
cầm rút về Quảng-khê, cho dân được làm ăn yên ổn ».
Từ đó, hai người không giao thiệp với nhau bằng thư tín
nữa. Mouteaux nói cho Lê-Trực biết rằng quân Pháp sẽ vào
đánh. Lê-Trực đáp rằng mình sẵn lòng chờ.
Miền Thanh-thủy đã yên lặng một hồi, phút lại vang
động. cuộc giao chiến liên miên từ tháng Hai cho mãi đến
tháng Sáu.
Hồi 9 giờ tối 19 tháng Sáu 1887, Đại-úy Mouteaux mang
quân đi, quá nửa đêm mới đến một đồn của Lê-Trực ở dãy
núi gần Thanh-thủy. Nhân lúc trời tối và trong đồn không đề
phòng. Đại-úy dẫn quân lẻn vào đồn úp, bắt được 12 người,
trong số có Lãnh – binh Phạm – Tường là một tướng có uy-
vọng của Lê-Trực, Trực trèo qua đồn cùng với mấy tên bộ hạ
chạy thoát. Nhưng vợ con chạy không kịp, bị quân Pháp bắt.
Cờ, súng, giáo, mác, Đại-úy Mouteaux đều cho thu lấy cả.
Bị giải về Minh-cầm, các quân sĩ bị bắt đều bị quân Pháp
bắn chết ngày 20 tháng Sáu.
Phạm-Tường là tướng có giá trị hơn hết và đã lừng lẫy vì
những việc như đánh các nhà thờ Hương-phương, Mỹ-hòa, thì
bị giữ lại, giải về nguyên-quán và mang ra chém trúng vào
ngày phiên chợ.
Trong việc này đoàn quân của Lê-Trực trên sông Gianh