của nước Pháp. Việc ngoại-giao của nước Nam với bất cứ một
cường quốc nào đều do nơi Pháp chủ-chương.
Điều thứ hai. – Tỉnh Bình-thuận sẽ sát-nhập vào xứ
Nam-kỳ, thành thuộc-địa của nước Pháp.
Điều thứ ba. – Quân Pháp sẽ giữ dãy núi Đèo-ngang cho
ra đến Vũng-chùa cùng các đồn ải ở Thuận-An và cửa sông
Huế. Tại mấy nơi này, nước Pháp được tự ý xây thêm đồn
lũy.
Điều thứ tư. – Chánh phủ Nam-triều phải tức-tốc thu
quân ở Bắc-kỳ về và quân đội sẽ hạn-chế theo như điều-ước.
Điều thứ năm. – Chánh phủ Nam-triều hạ lệnh các
quan-lại Bắc-kỳ phải về nhậm chức, cử quan-lại mới cho
những nơi hiện thiếu và thừa nhận những quan-lại do các
nhà đương-chức Pháp tuyển-bổ.
Điều thứ sáu. – Các quan tỉnh từ phía bắc Bình-thuận
trở ra và từ Đèo-ngang trở vào được cai-trị như cũ, chỉ bị
người Pháp kiểm-xát về thương-chánh và công-chánh là
những món cần điều-khiển một cách thống-nhất và có
chuyên môn.
Theo hiệp-ước, tại Huế có Khâm-sứ người Pháp. Tại Bắc-
kỳ thì khắp các tỉnh có Công-sứ, có quan Pháp mà quan An-
nam thì phải phụ-thuộc vào các vị Đại-thần Pháp ấy.
Ngoại giao, tài chánh, quân-bị bao nhiêu vấn đề ấy Nam-
triều trao cả cho nước Pháp. Trái lại nước Nam được miễn
khỏi phải trả nợ về chiến-phí cho nước Pháp theo như hiệp-
ước năm 1874.