ngăn ».
Đối với những cử-chỉ – thất-sách nhiều hơn là đắc-sách –
của vua Hiệp-Hòa, Tường và Thuyết cứ thản nhiên. Vì họ tin
rằng vua Hiệp-Hòa dù có tin lầm ở cái hư-vị của mình mà
hoạt động đôi chút đi nữa cũng chẳng hại gì : quân quyền là
cái mãnh-lực duy nhất của một nước hiện còn trong tay họ.
Vua Hiệp-Hòa không hiểu như thế nên tự ý giao thiệp với
người Pháp và định nếu có sẩy ra việc gì thì sẽ mượn tay
tướng Pháp trừ Tôn-thất Thuyết và Nguyễn-văn-Tường cũng
không muộn.
Chợt có mật sớ của Hồng-Phi, tham-tri bộ Lại, con trai
Tùng-thiện Vương và Hồng-Sâm, sung biện Nội-các xin giết
hai quyền thần. Vua xem sớ xong phê : « Giao Trần-Khanh
phụng duyệt », rồi giao sớ cho thái-giám mang ra nhà Trần-
tiễn-Thành ở chợ Dinh-Ông.
Lúc ấy đã chiều. Trần-Đạt ra đến cửa Nhật-tinh thì gặp
Nguyễn văn-Tường vào. Tường hỏi, Đạt đáp là đưa sớ đến
nhà Trần tiễn-Thành. Tường giật lấy tráp xem, thấy mấy chữ
phê, đâm nghi, liền nói : « Ta cũng là phụ chánh, đưa đây ta
xem cũng được ». Miệng nói, tay mở tráp lấy sớ xem. Đọc
xong, Tường bỗng biến sắc mặt, không nói năng gì hết, sai
lính hầu bắt Trần-Đạt giam một nơi. Còn chính mình thì thân
đưa sớ đến cho Thuyết xem.
Thuyết thét lên một tiếng, toan mặc áo vào cung, nhưng
Tường ngăn lại, hai người bàn-bạc với nhau một lúc rồi cho
triệu các quan đến họp ở bộ-đường bộ Binh, tuyên-bố rằng
vua Hiệp-Hòa mưu giết đại thần có chứng cớ hẳn hoi, không