anh là Chánh-Mông và Dưỡng-Thiện, cha chết sớm sống
trong cảnh hàn vi với mẹ ở ngoài thành.
Năm 1884, Ưng-Lịch mới 14 tuổi, là tuổi ham đánh khăng
với trẻ hàng xóm hơn là lo truyện triều-đình. Một buổi sáng,
sứ-giả đến đón vô cung, bắt gặp Ưng-Lịch ăn mặc rách rưới
đang nô đùa với trẻ ở ngoài đường. Sứ-giả đưa áo, mũ ra bảo
thay, cậu bé run lẩy bẩy mà không dám mặc, cũng không
dám cầm lấy những của ác-nghiệt ấy, sau này nó đã đầy cậu
vào một cuộc điêu-linh và giết cả hạnh-phúc của cậu.
Làm vua thời loạn là một việc chẳng ai muốn cho nên 5
năm sau, khi triều-đình đến đón Bửu-Lân là con vua Dục-Đức
lên làm vua (Thành-Thái) cả nhà oà lên khóc và thế chẳng
giữ được mới chịu để cho vua Thành-Thái bước lên ghế chí-
tôn.
Đứng vào địa-vị vua Hàm-Nghi lại càng đáng sợ hơn nữa.
Thấm thoắt không đầy một năm, ba vua bị giết
. Trong bốn
tháng, triều-đình Huế đổi chủ ba lần
. Đối với ngoài thì hiệp
ước đã ký, nhưng cái mệnh-hệ của nước Nam chưa rõ còn
mất ra thế nào. Vì khi lập vua Hàm-Nghi, Nam-triều không
chịu hỏi ý-kiến lãnh-sự Pháp, nên Rheinart không thừa nhận
vua mới và điện về Pháp, xin Chánh-phủ đối phó với nước
Nam bằng một chánh-sách cương-quyết hơn.
Thời bấy giờ, một vị quan (người ta nói là Ông Ích-
Khiêm) khi bị bắt giam có viết vào tường ngục hai câu thơ :
Nhất giang lưỡng quốc nan phân-thuyết ;
Tứ nguyệt tam vương triện bất tường.
Một sông, đôi nước khôn đường nói (Thuyết) ;