CÁI OAI TÀN CỦA VUA TỰ-ĐỨC
1882-1883 – Về hai năm cuối đời Tự-Đức, lá cờ của
triều Nguyễn ủ rũ, vì đã trải qua mấy phen thất-bại ở chiến
trường.
Lốt chân người Pháp dẫm lên gần khắp cõi Đông-dương.
Bức đồ Việt-nam thoạt tiên bị cắt đứt ba tỉnh Biên-hòa, Gia-
định, Định-tường (5 tháng Sáu 1862). Ngày 25 tháng Sáu
1867, Nam-triều mất nốt ba tỉnh Vĩnh-long, Châu-đốc và Hà-
tiên. Thế là trọn xứ Nam-kỳ đã về tay người Pháp mà chỉ còn
giữ lại có hai trăm mẫu ở hai xã Linh-chung và Tân-mỹ thuộc
tỉnh Biên-hòa, làm của hương hỏa để tế họ Đỗ và họ Phạm là
họ Từ-Dụ Thái-hậu, mẹ vua Tự-Đức.
Trung và Bắc-kỳ tuy vẫn còn là của nhà Nguyễn, nhưng
theo điều thứ ba, hiệp ước ngày 15 tháng Ba 1874 « vua An-
nam không được phép ký thương-ước với bất cứ một nước
nào mà không hợp với thương-ước Pháp-Nam và mỗi lần
giao-thiệp với một ngoại-quốc phải trình trước đại-biểu
Chánh-phủ Pháp ».
Nước Nam dồn lại chỉ còn có hai xứ là Trung, Bắc-kỳ. Hai
xứ ấy lại cũng không được độc-lập hoàn-toàn. Vì ngoại giao
của nó đã phải đi theo đuôi ngoại giao nước Pháp.
Trong một nước tạm yên : Những trận đánh ở Bắc-kỳ
thoắt đổi làm cuộc giao-thiệp hòa-bình. Nhưng vua Tự-Đức
không chịu nổi cái mầm bảo-hộ của người Âu, nên quay về
lối ngoại-giao cổ của nước Nam. Ngày 25 tháng Chạp 1880,
Nam-triều đệ các đồ tiến cống sang nhà Thanh và gây mối