thể nghị-viện bỏ phiếu thuận xuất tiền ra để đánh lấy Bắc-kỳ.
Nước Pháp sẽ báo thù cho các thần tử ».
Ngày 10 tháng Bẩy, Challemel Lacour, Tổng-trưởng bộ
Ngoại-giao tuyên bố tại Hạ-nghị-viện : « Nếu chịu kiên nhẫn
một chút thì quân ta cũng có thể giữ được Hà-nội mà chờ
viện binh. Song vì quá can đảm nên quân ta không nhịn được
chiến tranh mà chủ-tướng bị hại ».
Kinh thành Huế đón cái chết của Henri Rivière một cách
khác hẳn.
Dân chúng và quan quân cùng vui mừng về cuộc thắng
trận ở Bắc-hà. Quân và dân cùng tưởng tượng như một trận
Cầu-giấy đã trừ cái ách cho nước Nam và sau khi đã giết
Henri Rivière thì người Pháp không bao giờ dám bén mảng
đến bờ cõi nước mình nữa.
Trong Triều, vua Tự-Đức tuy đang ngọa bệnh nhưng cũng
cố gượng ngự triều. Giữa sự hoan-hỉ của triều-đình. Binh-bộ
thượng-thư Trần Tiễn-Thành tỏ ra ý bất-bình. Thành phản-
đối việc mở yến tiệc để khao cuộc thắng trận ở Bắc-kỳ, nói :
« Trận tuy thắng nhưng phỏng có ích gì. Giết Henri Rivière
mới là trừ được một người thù. Nhưng rồi đây sẽ có trăm
ngàn người Pháp khác thay cho Henri Rivière. Trận ô Cầu-
giấy không lợi gì hết mà chỉ hại cho việc giao thiệp của hai
nước sau này. Mai mốt quân Pháp lại kéo ra đánh lấy Hà-nội,
rồi dần dần, lấy cả thành Huế này nữa thì quân ta chống sao
được »…
Tôn-thất-Thuyết tức giận, chê Trần Tiễn-Thành là hèn
nhát. Ý Thuyết muốn đánh, đánh đến kỳ cùng. Nếu nước