Pháp mang thêm quân sang đánh lấy Bắc-kỳ mà quân ta xét
không chống nổi thì xin quân cứu viện của Tàu.
Hai bên không đồng ý, cãi nhau kịch liệt.
Trần Tiễn-Thành : « Tôi là người Tàu, lẽ tự-nhiên là tôi
phải nói hay cho nước Tàu. Song cứ xét ở thực-sự thì quân
Pháp tuy ít nhưng tinh nhuệ, lại có khí giới chỉnh bị. Quân
Tàu và ta tuy đông nhưng không có thao luyện. Quân Tàu tôi
dám chắc rằng không thể thắng được quân Pháp ».
Tôn-thất-Thuyết không bàn nữa, phủi áo đứng dậy, nói :
« Ông là người Tàu mà ông khinh nước Tàu. Không biết
Trần Tiễn-Thành nguyên là giòng giõi người Tàu vì không
phục nhà Thanh và muốn mưu đồ khôi phục lại nhà Minh,
nên trốn sang Việt-nam. Trần Tiễn-Thành là người có thao-
lược nên được triều-đình Huế tin dùng. Hiện Trần đã được
phong đến chức Văn-minh-diện Đại-học-sĩ, lĩnh Binh-bộ
Thượng-thư. Xét quân mình, mỗi lần đánh là một lần bại,
Trần cho việc giao-chiến với nước Pháp là không thích thời
nên thường khuyên vua Tự-Đức nên giảng hòa. Nhưng, phần
vì quân địch vô cố gây sự, phần vì trong triều số đông chủ
chiến, nên vua Tự-Đức trước sau vẫn do dự, không dám
quyết là nên chiến hay nên hòa.
Nhà vua lại nhân lúc bệnh nguy nên việc nước đành chịu
bỏ cho mấy vị quyền thần. Hai đảng, chiến do Nguyễn-văn-
Tường và Tôn-thất-Thuyết chủ trương và hòa, do Trần-tiễn-
Thành đứng đầu, nhân sự suy nhược của nhà vua mà kéo vây
cánh, chia ra làm hai phái phản đối nhau.