biên giới nước nhà, bà vội vã kên đón ôm lấy quan tài mà khóc thảm thiết
không biết chừng nào.
Từ đó, bà không chịu ăn uống gì cả, hàng ngày chỉ cầm hơi bằng một
chén hồ.
Tới Thăng Long, quan tài vua Lê quàn tại nhà Duyên Tự công
(2)
trên hồ
Trúc Bạch, các quan thay phiên nhau vào tế lễ.
Khi tang lễ cử hành đã xong xuôi cả, Nguyễn thị Kim khóc mà bảo mọi
người:
- Tôi chịu nhẫn nhục mà sống trong 15, 16 năm trời nay là vì yên trí
rằng còn có Vua, Thái hậu và Nguyên tử ở Tầu. Nay ba vị cùng quá cố cả,
tôi sống không còn ích gì nữa vậy xin họ hàng ở lại, để tôi xuống âm phủ
hầu hạ Vua và Thái hậu.
Nói xong, bà uống thuốc độc mà chết. Sứ Tầu có mặt ở đó, cũng phải
thương tình mà sa nước mắt.
Song tháng Chín, người ta rước linh cữu vua Chiêu Thống, Thái hậu và
Nguyên tử xuống thuyền về táng ở lăng Bàn Thạch (Thanh Hóa), Nguyễn
thị Kim, Nguyễn Văn Quyến và Nguyễn Viết Triệu cũng đều được phụ táng
ở đó.
Nghĩ đến cuộc đời điêu linh và bi thảm của mẹ con và vua tôi vua Chiêu
Thống, một cựu thần nhà Lê cảm khái lên thiên đường luật sau:
Nằm gai nếm mật mấy năm thừa,
Nấm cỏ đưa về tấc đất xưa.
Bể Bắc chín lần rồng lẩn sớm,
Non Nam một ngọn hạc về trưa.