Phú Lương ở phía nam tỉnh Bắc Cạn, nằm
trên hữu ngạn sông Cầu. Sử nhà Tống chép
rằng Quách Quỳ đem quân đến sông Phủ
Lương. “Chỉ cách Giao Chỉ có một con sông”,
mà theo sử nước ta thì Quách Quỳ đem quân
đến sông Như Nguyệt. Sông Như Nguyệt là
sông Cầu, khúc chảy qua làng Như Nguyệt. Sử
nhà Tống gọi sông Phú Lương là chỉ sông Cầu,
sông ấy chảy qua phủ Phú Lương của đời Lý,
phủ ấy đại khái là cả miền trấn Thái Nguyên
của đời Lê. Nhưng về sau tên sông Phú Lương
lại được dùng để chỉ khúc sông Hồng ở gần
Hà Nội. Nguyên sử, An Nam truyện chép rằng
khi Sài Thung tới Thăng Long năm 1278 thì
quan Thái úy (chỉ Trần Nhân Tông) dẫn bách
quan từ bờ sông Phú Lương (ở đây chép chữ
lương là rường chứ không phải lương là
lành) ra mời Sài Thung vào quân, và chép
rằng năm 1285 Ô Mã Nhi thua trận trên sông
Phú Lương. Ở đây thì sông Phú Lương lại chỉ
sông Hồng mà sử nước ta trước còn gọi là Lô
Giang, nhưng về sau cũng theo sách Trung
Quốc mà gọi là Phú Lương giang. H. Maspéro
(BEFEO, XVI) và ông Hoàng Xuân Hãn (Lý
Thường Kiệt II, Ch. X) đã nêu lên sự sai lầm
ấy. Toàn thư (q. 2) chép rằng năm 1036 đổi
Hoan châu làm châu Nghệ An, Việt sử lược (q.
2) chép rằng năm 1101 đổi Hoan châu làm
phủ Nghệ An, như thế có nghĩa rằng năm
1101 thăng châu Nghệ An làm phủ Nghệ An.
Để chỉ vị trí ngày nay của các châu chép trong
Việt sử lược và Toàn thư, chúng tôi phần