trưởng mà ông đã lập ở chỗ mình tự chọn
làm sinh phần, tại địa phận làng Trường Xuân
xã Đồng Minh huyện Đồng Sơn ngày nay. Cuốn
bia còn rõ hàng chữ lạc khoản đề “Đại Nghiệp
thập tứ niên”. Bia ấy chúng tôi phát hiện được
ở đền thờ Lê Ngọc tại làng Trường Xuân, đã
được Vụ Bảo tồn bảo tàng đem về bày ở Viện
Bảo tàng lịch sử. Đó là cái bia xưa nhất của
nước ta. Đời Đại Nghiệp chỉ đến năm 13 là
hết. Nhưng khi dựng bia này Lê Ngọc chưa
biết Dạng Đế đã bị giết và nhà Tùy đã đổ nên
vẫn còn theo hiệu Đại Nghiệp. Bài văn bia sao
chép ở cuối đời Lê và những thần tích này
chúng tôi đã biếu Thư viện khoa học trung
ương. Pelliot, “Deux itinéraires de Chine en
Inde”, BEFEO, IV. Pelliot, “Deux itinéraires de
Chine en Inde”, BEFEO, IV. Man thư, tác giả là
thuộc viên của Thái Tập là kinh lược sử ở An
Nam đô hộ phủ tự tử trong cuộc xâm lược của
người Nam Chiếu. Sách Thiền Uyển tập anh
chép chuyện Từ Đạo Hạnh thử phép ném một
cây gậy xuống sông Tô lịch ở cầu Yên Quyết
(tức Cống Cót) thì thấy cây gậy trôi ngược
dòng về phía cầu Tây dương (tức cầu Giấy),
điều ấy chứng tỏ rằng nước sông Tô Lịch chảy
từ sông Hồng vào, cho nên khi cái gậy trôi từ
cống Cót về cầu Giấy mới gọi là trôi ngược.
Phủ thành đô hộ chầu về phía Bắc, nhìn về
kinh đô nhà Đường, chứ không phải như
thành Thăng Long là kinh đô độc lập ngoảnh
mặt về Nam. H. Maspéro, “La frontier de I’
Annam et du Cambodge”, BEFEO, XVIII. Sách