VUA LÊ CHIÊU THỐNG - BÁNH XE KHỨ QUỐC - Trang 166

ở Stein, Ông hiểu là Phạm Văn qua miếu Tỷ
Ảnh (Tỷ Ảnh miếu) rồi do cửa sông (môn
phố) mà đến vụng Cổ Chiến. Nhưng không có
miếu Tỷ Ảnh nào cả, mà chỉ là cái cửa sông gọi
là Miếu Do Môn ở huyện Tỷ Ảnh, chúng tôi
cho rằng cửa sông ấy tức là cửa Nhật Lệ thuộc
địa phận huyện Tỷ Ảnh bấy giờ. Còn vụng Cổ
Chiến đây là Vụng Chùa chứ không có thể là
Vụng Ngọc ở Thanh Hóa, mặc dầu về sau có
huyện Cổ Chiến ở Thanh Hóa. Xem Đào Duy
Anh, Lịch sử cổ đại Việt Nam , tập II, “vấn đề
An Dương vương và nước Âu Lạc ”, 1957. Tác
giả sách Sử học bị khảo cũng cho rằng tại xã
Lũng Khê còn có thành Liên Lâu cũ. Ở vùng ấy,
như xã Tam Á, hiện nay còn có nhiều di tích
của Sĩ Nhiếp. Sách An Nam chí [nguyên] chép
rằng Sĩ Nhiếp nhà Ngô đóng trị sở ở thành
Liên Lâu, thành do Sĩ Nhiếp xây. Những di tích
của Sĩ Nhiếp còn lại ở miền ấy là chứng cớ cụ
thể tỏ rằng những di tích xưa ở miền Lũng
Khê, Tam Á quả là thuộc thành Liên Lâu là
quận trị của Giao Chỉ ở đời Ngô và đời Hán.
Tấn thư (q. 15) chép rằng năm Vĩnh Hòa thứ
9 (sửa là thứ 1) đời Thuận đế, thái thú Giao
Chỉ là Chu Xưởng xin lập làm châu, triều nghị
không cho, tức cho Chu Xưởng làm thứ sử.
Như thế thì Chu Xưởng làm thái thú Giao Chỉ
trước năm 136 kia. Có lẽ Phương dư kỷ yếu
chép lầm. Đời Kiến An thì thứ sử Giao Chỉ là
Trương Tân và thái thú Giao Chỉ là Sĩ Nhiếp
(năm thứ 8) xin đổi Giao Chỉ bộ làm Giao
Châu. Sách Archaeological Reseach in

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.