Trong sách Lịch sử cổ đại Việt Nam (tập IV:
“Giai đoạn quá độ sang chế độ phong kiến”),
xuất bản năm 1957, chúng tôi đã có sự nhận
định về sông Uất sai lầm như thế, cho nên sự
nhận định vị trí các huyện Khúc Dương, Câu
Lậu và An Định của chúng tôi bấy giờ cũng là
sai lầm. BEFEO, XXXVII. Giao châu ký do Hậu
Hán thư (q. 113) dẫn, chép rằng huyện Phong
Khê có đê, nước Long Môn sâu trăm tầm.
Long môn tức là Thác Bờ, tức Vạn Pha. Như
thế thì huyện Phong Khê đời Hán gồm cả
miền Chợ Bờ. Chúng tôi đoán rằng cả miền
bắc huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (gồm cả Hà
Nội), huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây và
huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình cũng thuộc
huyện Phong Khê xưa. H. Maspéro, trong bài
“Cuộc viễn chinh của Mã Viện” (BEFEO, XVIII)
cũng cho rằng Lãng Bạc là miền đồi huyện
Tiên Du, tức huyện Từ Sơn ngày nay. Khâm
định việt sử thông giám cương mục, Tiền
biên, q. 2. Quảng dư ký, số 245 của Thư viện
Khoa học trung ương. BEFEO, XVIII - Về vấn
đề “Cột đồng Mã Viện”, xem Lịch sử cổ đại Việt
Nam, “Giai đoạn quá độ sang chế độ phong
kiến”, tr.68 - 73. Sách chép Phố Dương. Nhưng
Phố Dương là tên một huyện của quận Cửu
Đức đời nhà Tấn. Quận Cửu Đức ở miền nam
Nghệ Tĩnh. E. Gaspardonne (BEFEO, XXIX, tr.
101) ngờ Phố Dương là ở sông Phố giang, tức
sông Ngàn Phố, một nhánh của sông La giang
ở Hà Tĩnh. Không có đường nào đi thẳng từ
Thần Phù đến Phố Dương được. Chúng tôi