- Tôi vào thăm miếu cũ, thấy đèn hương tắt lạnh, phong cảnh tiêu điều
nên không nỡ bỏ đi cho dứt. Vậy xin ở tạm một cái gác con ở cạnh miếu, để
được sớm quét dọn và tụ tập linh hồn của tổ tiên thì may mắn không biết
nhường nào.
Nhà Vua tuy hiểu cái thâm ý của Trịnh Bồng, nhưng thế không thể ngăn
cấm được, nói riêng với tả hữu:
- Trịnh Bồng về ở đây, hẳn là lại có ý muốn làm Chúa rồi. Cái phủ ấy có
khác gì một tổ chim đã bị phá, người này đi rồi, người khác lại đến, chẳng
sợ cát bụi nhơ bẩn cả người. Tiếc rằng khi Tây Sơn nói đi khỏi, Trẫm không
cho nó một bó đuốc cho rảnh việc.
Hôm sau, Vua Chiêu Thống nghị phong cho Trịnh Bồng. Nhà Vua muốn
cho Bồng tước Quốc công và ban cho bổng lộc rất hậu, chứ không phong
vương như trước. Như các quan thấy Bồng lại về ở phủ cũ, quyết là không
chịu nhụt nào. Có người bàn:
- Tổ nhà Trịnh khi mới thụ phong, chỉ là “Tiết chế bình chương quân
quốc trọng sự”, tước Quốc công mà thôi. Nay cứ theo lệ ấy mà phong thì lo
gì không có bằng cứ.
Vua Chiêu Thống theo kế ấy, truyền Lục quốc sử ra, phong cho Bồng
tước Quốc công, nhưng lại rút hai chữ “Tiết độ” đi. Các quan đều có vẻ
ngần ngại, không ai dám thảo sắc phong thì chợt có tin Đinh Tích Nhưỡng
mang quân từ Hải Dương về. Nhưng có ba nghìn quân đóng ở ô Trường bắn
và ba trăm chiến thuyền đóng ở bến Thụy Ái. Nhưỡng chỉ mang vài ba trăm
bộ hạ theo hầu, nghênh ngang cưỡi ngựa vào thành, có ý coi thường vả
thiên hạ.
Nhà Vua sợ Nhưỡng ăn cánh với Trịnh Bồng, vội cho triệu Nhưỡng vào
điện, phủ dụ: