Cống chỉnh ra trò
Vừa thoát khỏi các ách Trịnh Lệ thì lại tiếp ngay đến cái họa Trịnh
Bồng; không đủ sức để tự vệ, nhà Vua thế tất phải vơ víu lấy một người nào
khả dĩ giúp nhà Vua nhổ được cái gai ở trước mắt là dòng dõi họ Trịnh.
Người mà nhà Vua tìm kiếm không thể còn ai kha cs được là Nguyễn
Hữu Chỉnh. Vì khi quân Tây Sơn còn ở Bắc Hà, Chỉnh thấy cái thế mình
lung lay, đã ngầm tâu với Vua Chiêu Thống xin được trấn thủ đất Nghệ An.
Nhưng nhà Vua chưa quyết định ra sao thì anh em Nguyễn Nhạc đã thừa lúc
Chỉnh không ngờ mà kéo quân về Nam. Bị cô độc ở một nơi mà chung
quanh toàn là người thù oán, Chỉnh tự xét không thể lưu lại được Bắc Hà
nên lại buông thuyền theo anh em Tây Sơn. Nhưng khi theo kịp thì lại bị
Nguyễn Huệ xua đuổi. Chỉnh đành phải trở về Nghệ An nơi chôn rau cắt
rốn của mình, xong chung quanh cũng chỉ toàn là người thù ghét.
Nếu là một người tầm thường ở vào địa vị ấy, tất phải thất vọng mà tìm
một cách giải quyết ươn hèn. Nhưng Chỉnh không thế. Ông dùng một cái uy
vũ giả dối, thoạt tiên là uy hiếp người huyện mình, rồi đến cả trấn Nghệ An
mà bắt lính, thu lương, sau rốt tổ chức nên được một đội quân tinh nhuệ.
Thủy chung vẫn mượn cái danh nghĩa “diệt Trịnh phù Lê” làm bộ xương
sống cho công cuộc hoạt động, Chỉnh phái một viên gia thần là Nguyễn
Khuê ra Thăng Long, xin Vua Chiêu Thống cho Chỉnh là trấn thủ Nghệ An
và mang quân về đuổi họ Trịnh. Nhà Vua hỏi về quân tình của Chỉnh, Khuê
hết sức nói lớn mãi lên, nên nhà Vua có ý mừng mà bảo Khuê lưu lại Kinh
thành để chờ mệnh.
Trong số thị thần, có người biết việc này, liền khuyên vua:
- Chỉnh xa mà Chúa gần, chưa biết sau này được thua thế nào. Nếu
phong cho Chỉnh mà lỡ Chỉnh thua thì sau này Chúa có thể trách nhà Vua