VỪA LƯỜI VỪA BẬN VẪN GIỎI TIẾNG ANH - Trang 97

Một loại động từ đối lập khác của ngoại động từ đó là nội động từ.

Các bạn có thể đoán được nội động từ trái ngược lại với ngoại động từ thì
sẽ có tính chất như thế nào không? Đúng rồi,

nội động từ không cần một

từ nào bám đuôi cả

vì nó có thể hoàn toàn độc lập đi một mình. Hay nói

cách khác, hành động của chủ thể hành động đó không tác động trực tiếp
lên bất kì đối tượng nào. Nó cũng không cần bổ ngữ trực tiếp để tạo thành
một câu hoàn chỉnh. Ví dụ động từ

walk

(đi bộ). Chỉ cần nói

She walks

(Cô

ấy đi bộ) là chúng ta đã hiểu hết nghĩa đầy đủ của câu rồi đúng không các
bạn? Vì hành động đi bộ của cô ấy không tác động lên sự vật ở xung quanh
nên không đòi hỏi có bổ ngữ trực tiếp là một người hay một vật nào đó theo
sau. Một vài ví dụ nữa của nội động từ là

sleep

(ngủ), hay là

bay

- fly.

Điều bất ngờ là có một số động từ là nội động từ ở câu này và là ngoại

động từ ở câu kia các bạn ạ. Chẳng hạn như với động từ

open

, nếu muốn

nói Anh ấy mở cánh cửa ra thì ta có:

He opened the door

. -

The door

là tân

ngữ trực tiếp đi sau

open

, như vậy ta xác định trong trường hợp này

open

ngoại động từ. Hành động mở -

open

của anh ấy tác động vào cánh cửa.

Trong một câu khác:

The door opened

- cánh cửa mở ra thì open lại là nội

động từ. Hành động tự mở ra của cánh cửa không cần bất kì một vật nào
khác tác động vào.

Hoặc là động từ

stop

(dừng lại) cũng như vậy. Trong câu

Nothing can

stop me

- Không có gì có thể ngăn tôi lại. Sau

stop

là tân ngữ trực tiếp

me

nên

stop

ở đây là ngoại động từ. Tuy nhiên với câu

I stopped

, tôi đã dừng

lại thì hành động dừng lại -

stop

của tôi không tác động lên môi trường

xung quanh nên

stop

là nội động từ.

Bài học hôm nay có thể được gói gọn ở sự khác biệt giữa nội động từ

và ngoại động từ. Ngoại động từ không bao giờ đơn lẻ một mình mà luôn
có tân ngữ trực tiếp đi sau để bổ sung ý nghĩa cho câu, còn nội động từ thì
ngược lại, nó có thể đứng cuối cùng của câu mà không cần tân ngữ đi sau.
Lại có những động từ đóng được cả hai vai, vừa là ngoại động từ, vừa là
nội động từ. Hoặc chúng ta có thể nhớ một cách nghịch ngợm một chút là
nội động từ chỉ thích ở một mình FA, còn ngoại động từ thì hoàn toàn
ngược lại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.