Cúc Nhật lên hạng nhì và xuất sắc vẫn vào tay Diệu Trâm. Sau màn văn
nghệ cuối cùng chấm dứt, chúng em chia tay nhau về. Em và Cúc Nhật vừa
bước ra khỏi cổng trường, Thủy Tiên và Bích Thủy vượt qua mặt em, quay
lại cười dễ ghét :
- Thúy Vy được ba mẹ đến đón thích ha !
Em cúi xuống vờ nhìn cuốn tự điển sau lớp giấy bóng, Cúc Nhật lên tiếng :
- Đón hay không thì mặc kệ nó, mắc mớ chi tụi bây không ?
Thủy Tiên vênh mặt:
- Tao hỏi con Thúy Vy chứ không hỏi mi, vô duyên.
Cúc Nhật đỏ mặt:
- Tao là bạn thân nó, tao có bổn phận lên tiếng vì tụi bây cứ kiếm chuyện
với nó hoài.
Bích Thủy bĩu môi:
- Không ai kiếm chuyện với ai hết. Người mô có tật thì kẻ đó giật mình, rứa
thôi.
Em kéo tay Cúc Nhật:
- Thôi mi, tụi nó hàm hồ lắm, cãi không lại mô.
Mẹ và bác Huy đã tiến đến:
- Thúy Vy đợi mẹ có lâu không ?
Những lời châm biếm của tụi bạn còn văng vẳng bên tai.
Em nhìn thật lâu vào xâu chuỗi hạt treo đeo trên cổ mẹ, không trả lời. Phần
thưởng em ôm trong tay cũng không làm em hãnh diện nữa. Mẹ đã có
nguồn vui khác thì nghĩa lý gì vài cuốn sách chơ vơ : Phần thưởng tinh thần
sau một năm dùi mài kinh sử mà nhà trường đã ban phát cho em. Em muốn
đi bộ với Cúc Nhật về nhà, nhưng bác Huy đã nhanh nhẹn mở cửa xe giục
chúng em lên. Hôm đó về nhà, em thấm thía những lời mỉa mai, em buồn
và bỏ ăn suốt một ngày.
Chừ thì em mất mẹ thật rồi, tình thương của mẹ đã bị chia sớt. Trong một lá
thư gởi lên Đà Lạt cho Cúc Nhật, em đã viết : "Nhật ơi ! Tao khổ lắm. Tình
thương của mẹ tao đã được chia làm hai : một nửa cho bác Huy và một nửa
cho các con. Mà tụi tao lại có đến ba đứa, cho nên một nửa khối tình
thương đó lại bị phân ra làm ba nữa. Mỗi đứa tao chỉ được một mãnh tí xíu