tưởng các người đi thì yên ổn sao? Ai dám chắc những nơi các người sắp
đến rồi nó cũng không đuổi nữa? Đây là nước mình, là nhà mình mà nay nó
đuổi, mai nó lại đuổi, nếu nó cứ đuổi mãi mọi người thử nghĩ xem nếu
mình cứ chạy thì cùng đường sẽ chạy đến nước nào? Rồi đến đấy, các
người ăn nhờ, ở đậu người ta, bát hương, mâm thờ tổ tiên các người cũng
chỉ để nhờ được nơi chái ngang nhà họ. Mồ mả cha ông các người vẫn nằm
lại đây chứ gì? Nó san phẳng, lấp đầy, các người tìm thấy lại được không?
Đấy là riêng chuyện tâm linh, còn chuyện hiện tại… Ruộng đất , các người
bỏ, liệu đến nơi mới. Dân nghèo, ráo mồ hôi là hết tiền xu, không đất đai,
ruộng vườn, các người lấy gì để sống? Thôi, tôi nghĩ nung lắm rồi. Ai đi,
cứ đi, riêng con cháu họ Bùi chúng tôi ở lại. Nhất chết, chúng tôi cũng phải
chết trên mảnh đất của ông bà, tổ tiên, bên mồ cha, nấm mẹ, không dọn rời
đi đâu hết…
- Cụ Đẩu nói đúng lắm. Họ Nguyễn chúng tôi cũng vậy, không dỡ nhà,
chẳng dồn làng đi đâu hết. Liệu chúng nó có dám làm cỏ cả làng không?
Mà có chết cũng là chết ở quê cha đất tổ thật…
Một người, hai người, ba người rồi nhiều người nữa. bắt đầu từ các cụ cao
niên, người ta thấy có cụ ký Căn, cụ hội Níp, cụ Đẩu, bà giáo Thuận… Rồi
đến tầng lớp trung niên, thanh niên, phụ nữ… Họ đứng lên thành một khối
kiên quyết đấu tranh không rời làng. Chứng kiến sự quyết tâm ấy của dân
Đức Đại, đồng chí Tấn Lương nước mắt rưng rưng. không phải anh uỷ mị,
mềm lòng mà anh thực sự cảm động trước tấm tình với quê hương, bản
quán, với mảnh đất gắn bó với cuộc đời của những người dân Đức Đại.
Quay nhìn Lân, anh cười:
- Công tác tuyên truyền, vận động cậu làm tốt lắm. Gây dựng được cả một
bó đũa thế này, thằng địch thật khó chuyển lay…
- Báo cáo anh – Lân đứng dậy – dân làng Đức Đại chúng tôi hứa với chi bộ
Nghĩa Hưng, với huyện uỷ Gia Lộc, chúng tôi sẽ tranh đấu tới cùng, nhất
định thực hiện “một tấc không đi, một li không rời”. Cán bộ, đảng viên
trong tổ đảng Đức Đại sẽ luôn sát cánh bên đồng bào, không có chuyện
chui hầm cầu an như ai đó đã nghĩ đâu anh ạ.