đông Thanh Hà, có tính phối hợp chiến dịch.
Lực lượng thủy binh địch đã bao vây vu hồi chiến dịch trên một diện
rộng và hiệu quả; chúng tổ chức đổ bộ ở nhiều nơi, hình thành những mũi
quan trọng, tiến công sâu vào địa bàn chiến dịch. Cánh quân từ Kẻ Sặt về
Lực Điền để càn quét tiến đánh Thanh Miện, theo đê sông Luộc tiến đánh
Bến Trại. Một cánh quân từ hướng Hải Phòng đánh sang, đổ bộ và chiếm
đóng Quý Cao, Tứ Kỳ, An Thổ. Chúng giả làm người tản cư, hoá trang biệt
kích, tiến vào thị trấn Ninh Giang rồi tiến vào chiếm đóng Cúc Bồ, ngã ba
Rách, sau đó theo đường mười bẩy tiến đánh Cầu Ràm.
Chỉ trong ba ngày cuối năm bốn chín, địch đã chiếm đóng nhiều nơi,
vũ trang cho bọn phản động ở các địa phương, chiếm và nối thông các
tuyến đường giao thông thuỷ bộ quan trọng. Những ngày sau đó, chúng sử
dụng cả quân ứng chiến và lực lượng phản động tại chỗ, tiến hành càn quét
các địa bàn quan trọng. Trong các vị trí mới chiếm đóng của địch, bình
quân mỗi vị trí chúng có một đại đội, các vị trí coi là trọng điểm, thường
chúng để từ một đến ba trung đội được trang bị từ năm đến mười súng. Khi
gần kết thúc chiến dịch, quân Pháp phát triển chiếm đóng thêm cầu Tràng
để kiểm soát chặt chẽ hơn đường ba chín, nối Hải Dương với Hưng Yên.
Ngày cuối cùng của năm bốn chín, lực lượng cơ động của địch bắt đầu
rút quân. Trước khi rút, lợi dụng sự chao đảo của ta, chúng nhanh chóng
vực cho bọn phản động tại chỗ ngóc đầu dậy, cùng lực lượng viễn chinh
làm nhiệm vụ chiếm đóng, khống chế, uy hiếp tinh thần nhân dân, hòng
làm chủ địa bàn, tiếp tục càn quét và bình định.
Trong chiến dịch này, quân ta bị bất ngờ cả về không gian, thời gian,
bất ngờ cả về cách đánh của địch nên mặc dù đã được chuẩn bị nhưng lực
lượng mỏng, trang bị vũ khí thiếu thốn nên không ứng phó nổi trước diễn
biến của tình hình. Nhiều trận chống càn thực sự trở thành trận huyết chiến
quyết tử của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích Hải
Dương với quân địch như trận chặn đánh địch đổ bộ từ Triều Dương lên