vào bên trong. Chúng triệt phá những điểm chướng ngại trên đê, sửa đường
giao thông, đảm bảo vận tải ngay cho chiến dịch và bảo đảm giao thông
cho vùng chiếm đóng về sau.
Khác với rất nhiều trận càn trước đây thường ề à, uể oải, tiến cầm
chừng, trong Điabôlô, quân Pháp ồ ạt tiến đánh hướng trọng điểm. Nhiều
nơi, chúng bí mật hoá trang tập kích vào. Ở nhiều hướng, chúng lướt qua
những vùng không bị đánh trả, tập trung cao binh hoả lực đánh phá những
nơi gặp sức kháng cự của ta. Nhằm phục vụ cho thủ đoạn chính trị thâm
độc, chúng vừa khủng bố, vừa mị dân. Những nơi không đánh trả hoặc
vùng công giáo tập trung, địch không đốt phá, không cướp của và thực hiện
nhiều trò mị dân khác để cô lập những nơi ta nổ súng chiến đấu, gây nghi
kỵ và chia rẽ giáo - lương.
Trong khi triển khai chiến dịch, địch triệt để tận dụng bọn phản động
tại chỗ, ráo riết lập “vệ sĩ”, sử dụng họ vào việc đánh phá các làng kháng
chiến, tiến hành cướp của, cả của những người không theo đạo, trắng trợn
cưỡng ép người ngoài đạo phải theo đạo.
Hướng tiến quân của địch chủ yếu từ đường Năm, hình thành các mũi
tiến công lớn theo đê sông Hồng và các đường liên tỉnh, liên huyện để đánh
phá vào nội địa. Một cánh quân từ Kẻ Sặt tiến theo đường Hai Mươi, chiếm
Phủ Vạc, Phú Thứ và phối hợp với cánh quân từ Phương Điếm đánh sang
chiếm Vân Độ, Ba Đông, Bượi, Tràng Thưa, kiểm soát tuyến sông Tràng
Thưa và càn quét Bình Giang, tây Gia Lộc. Một cánh quân khác xuất phát
từ Phương Điếm tiến đánh và chiếm đóng Trịnh Xuyên, đò Ngo, Triệu Nội,
phối hợp với lực lượng từ sông Luộc lên chiếm Cầu Ràm, cấp phát súng
cho bọn phản động tại các nhà thờ An Lạc, Phương Quan, Thanh Xá, Trại
Cốc, Từ Ô, Châu Quan, Mễ, Đồng Bình, Bình Hoàng, kiểm soát tuyến sông
Neo, chiếm đóng đò Bía, Sóc Sịch, kiểm soát phần còn lại của sông Tràng
Thưa, tiếp tục càn quét Gia Lộc và bắc Ninh Giang. Một mũi khác từ Hải
Dương theo đường 191 xuống chiếm đóng An Nhân, càn quét thượng và
trung Tứ Kỳ. Một mũi phụ, từ Tiên Lãng đánh chiếm Vĩnh Bảo và khu