VƯƠNG TRIỀU SỤP ĐỔ - Trang 240

công chúa Tuyên Huy, là con của vua Duệ tông mới được một năm trước
đây. Phò mã đại vương Húc theo vua cha đi chinh phạt Chiêm Thành; Duệ
tông bị chết trận, còn vương bị bắt làm tù binh.

( Nghệ tông là con thứ 11 của Minh tông, là anh ruột của Duệ tông.

Năm trước, Duệ tông gả con gái cho vương Húc, năm nay Nghệ tông lại gả
con gái cho Giản hoàng. Vậy là anh em ruột gả con lẫn cho nhau. Việc chỉ
lấy người trong họ là tiền lệ của nhà Trần từ đời Trần thái tong).

Sau buổi lễ hiến phù, Chế Bồng Nga không những không giết vương

Húc, mà còn đem con gái yêu là công chúa Indra Pantura gả cho. Vương
Húc không thể nào hiểu được ý tứ của người Chiêm. Vương không vui,
song cũng không dám tỏ ra buồn chán, vì sợ phật lòng người Chiêm. Dò
biết tâm trạng vương Húc, Chế Bồng Nga cho triệu Húc vào cung.

Vương Húc dù đã bị bắt vẫn cứ tự cho mình là con vua của một nước

lớn, trước sau rồi Chế Bồng Nga cũng phải trả về Đại Việt cho nên trong
bụng vẫn có ý không phục vua Chiêm. Từ lâu đài nơi vương Húc ở tới cung
điện vua Chiêm, chỉ cách một đoạn quanh sườn núi, người ta đưa tới cho
vương một con ngựa bạch cao to, bờm rủ dài nom như những tua, ngù của
đám quan võ. Trên lưng ngựa đặt bộ yên cương vàng, nạm hồng ngọc, bích
ngọc đến hoa cả mắt. Viên nội giám cỡi con ngựa sắc huyền dẫn vương Húc
vào cung. Từ xa đã nom thấy ngọn tháp cao trên nóc điện, nhọn đẹp như
chiếc vương miện của vua Chiêm. Khi tới gần, vương Húc bị choáng ngợp
bởi màu vàng chói lọi của cả cung điện tỏa ra, chàng có cảm giác như cả
một núi vàng được chạm trổ tinh vi. Vương Húc đã từng được vào điện
Song Quế và cung Cảnh Linh, tưởng đó là cung điện huy hoàng nhất trên
cõi thế. Song chàng đã nhầm, chính cung điện của vua Chiêm mới là kỳ
quan của con người. Phía ngoài cung điện, không biết cơ man nào là tượng
được tạc hẳn vào tường. Viên cận thần chỉ cho chàng ba pho tượng tạc vào
ba phía trên đỉnh nóc điện: đó là thần sáng tạo Brahma; thần bảo tồn
Vishnou; và thần biến hóa Shiva.

Viên cận thần nói thêm:
- Đây là các vị tối linh thần của Bà-la-môn giáo chúng tôi, cũng như

Phật Di đà tam tôn, thể hiện quá khứ, hiện tại, vị lai của tôn giáo các ông.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.