cơ sở của Ban Thông tin Khoa học xã hội và Thư viện Khoa học xã hội.
Thỉnh thoảng vẫn thấy Ông lưng còng, vai đeo túi vải đến cơ quan. Mọi
người nói, Ông là Thư ký khoa học đầu tiên của Viện. Và sau này, do công
việc tôi đã có nhiều điều kiện tiếp xúc với Ông, nhất là khi tôi tìm hiểu về
Học viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO), tôi đã hiểu thêm hơn về ông.
Ông là NGUYỄN TRỌNG PHẤN, sinh năm 1910, quê tại xã Lại Yên,
huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông cũ (nay thuộc Thành phố Hà Nội), nhưng
sinh tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ trong gia đình công chức.
Ông là một người thông minh, học giỏi, nhiều năm được phần thưởng
hạng ưu. Khi là học sinh Trường Bonnal Hải Phòng, ông cùng các thầy
giáo, học sinh của trường tham gia các phong trào yêu nước như đòi ân xá
cho Phan Bội Châu năm 1925, tổ chức lễ truy điệu Phan Châu Trinh năm
1926 ở chùa Dư Hàng do Nguyễn Phương Thảo (Trung tướng Nguyễn
Bình), tổ chức, tham gia diễn các vở kịch như Lọ vàng, Bạn và vợ... để lấy
tiền cứu giúp đồng bào lũ lụt năm 1927. Cùng năm này, ông và các bạn học
như Thế Lữ, Nguyễn Văn Hiển gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng
Đồng chí Hội, trực tiếp viết, in và rải truyền đơn chống chính quyền thực
dân.
Học hết Cao đẳng Tiểu học
năm 1931, ông làm tham biện tại Sở Trước
bạ ở Vinh và ở Campuchia đến năm 1939.
Vừa đi làm vừa tự học ông đã thi đỗ Tú tài phần một và phần hai Trung
học Pháp vào năm 1937. Ông cũng tự học tiếng La-tinh và tìm hiểu văn học
cổ điển của Pháp qua các tác phẩm của các nhà văn Pháp thời cận đại và
các triết gia cổ Hy Lạp. Sau đó ông đã xin theo học hàm thụ (par
correspondance) tại Trường Đại học Paris về Sử Thượng cổ và Sử Trung
cổ.
Cũng như nhiều công chức đương thời, ông đã tham gia một số tổ chức
như: Năm 1937, tại Phnom Penh ông gia nhập Hội Nhân quyền (Ligue des
droits de l’Homme et du Citoyen - Liên đoàn nhân quyền và dân quyền),
một tổ chức nhằm theo dõi, bảo vệ và truyền bá Quyền con người, mà Chủ