tịch Hồ Chí Minh cũng đã tham gia khi ở Pháp. Ông giữ chức phó thư ký
chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, thu nguyệt liễm, triệu tập các cuộc hội họp
và gửi tập san do Hội sở chính tại Paris gửi sang. Năm 1939, tham gia Hội
Tam điểm (Franc-maẹonnerie), qua đó ông quen biết nhiều người Việt có
tiếng lúc ấy như Phạm Huy Lục, Lê Thăng, Phạm Hữu Chương, Trần
Trọng Kim, Trần Văn Lai, Nguyễn Quang Oánh, Nguyễn Văn Luyện,
Nguyễn Xiển, Trần Văn Giáp, Phạm Văn Bảng, Nguyễn Đình Quế...
Tại lớp chỉnh huấn cho Giáo sư và Cán bộ Khu Học xá Nam Ninh,
Quảng Tây, năm 1953, ông có viết về động cơ tham gia hai tổ chức này là:
“Vì tin chắc rằng Hội Tam Điểm tượng trưng cho lý tưởng của cuộc cách
mạng 1789, thể hiện trong khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”. Lý
tưởng này giải phóng cho cá nhân từng người, cá nhân đã được giải phóng
thì dân tộc cũng được giải phóng, không cần đấu tranh đổ máu. Chỉ cần đấu
tranh trong khuôn khổ luật lệ của thực dân là mỗi người dân và toàn dân
Việt Nam được giải phóng”. Và “tin rằng gia nhập Hội Tam Điểm là đứng
vào Mặt trận Bình dân chống Phát xít và như thế cũng là thể hiện được lý
tưởng dân chủ của mình rồi”
Cuối năm 1939, ông về Việt Nam và làm việc tại Thư viện của Học viện
Viễn Đông Bác cổ (École franẹaise (EExtrême- Orient - EFEO), ông học
thêm nghề thư viện để thi Tham tá (một chức vụ công chức làm cho Pháp),
tự học tiếng Nhật và bắt đầu nghiên cứu về sử Việt Nam. Năm 1942, ông
được EFEO cử tham dự lớp đào tạo thư ký lưu trữ và thư viện Đông Dương
do Toàn quyền Đông Dương mở và là một trong ba người đạt kết quả cao
nhất.
Được làm việc với các đồng nghiệp người Việt ở EFEO như Nguyễn
Văn Tố, Nguyễn Văn Giáp... ông đã tham gia một số tổ chức văn hóa tiến
bộ thời đó như Hội Trí tri và là thành viên của Ban Văn học của Hội Khai
Trí Tiến Đức, trực tiếp tham gia Ban sửa chữa bộ Việt Nam từ điển cùng
với Nguyễn Quang Oánh, Trần Văn Giáp, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Duy
Thanh...