Trung cấp Trung ương tại Khu học xá Tâm Hư, Nam Ninh, Quảng Tây,
Trung Hoa.
Năm 1950, tại Đào Giã, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, Ông được kết
nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, thuộc chi bộ Văn phòng Bộ Quốc
gia Giáo dục. Hai người giới thiệu ông sau này làm việc cùng tại ủy ban
Khoa học xã hội: Hoàng Vĩ Nam, Tham chính Văn phòng Bộ Quốc gia
Giáo dục (sau này là Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội) và
Nguyễn Khánh Toàn, Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục, Bí thư Chi bộ
(sau này là Chủ nhiệm ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam).
Khi Chính quyền Pháp bàn giao Học viện Viễn Đông Bác cổ cho Nhà
nước Việt Nam, Ông đã được cử tham gia Ban tiếp quản (10/1957 - 1/1958)
và sau đó được giao làm Thư ký Ban phụ trách Thư viện Bác cổ, thuộc Bộ
Giáo dục (1/1958 - 10/1958). Năm 1959 Thư viện Bác cổ được bàn giao
cho ủy ban Khoa học Nhà nước khi ủy ban này được thành lập. Ngày
6/2/1960, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Quyết
định thành lập Thư viện Khoa học Trung ương trên cơ sở của Thư viện Bác
cổ, ông Phấn đã được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Tập hợp, là phòng có
nhiều chức năng nhất của Thư viện: có nhiệm vụ thu mua, bổ sung, sưu
tầm, trao đổi đăng ký, biên mục, phân loại và biên soạn thư mục thông báo
sách mới. Ngoài ra, Ông còn đảm nhiệm chức Thư ký học thuật (Thư ký
khoa học) của Thư viện.
Tuy mong muốn của bản thân là được nghiên cứu và giảng dạy sử Việt
Nam, nhưng do khả năng, kinh nghiệm và nhiệm vụ được giao, Ông đã tập
trung vào việc quản lý và xây dựng thư viện từ những ngày mới thành lập
và đào tạo cán bộ trẻ làm công tác thư viện. Với những kinh nghiệm tích
lũy được khi làm tại EFEO, ông đã cùng các cán bộ cơ quan soạn thảo các
quy tắc nghiệp vụ về bổ sung, biên mục, xây dựng mục lục, thư mục, tổ
chức kho sách báo và bảo quản tài liệu. Thư viện EFEO trước đó chỉ có
một mục lục chủ đề cho sách hệ chữ La Tinh. Khi Thư viện EFEO được
bàn giao cho Chính phủ Việt Nam, ông và các cộng sự đã tìm hiểu một số