XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVII - Trang 150

có và sự tận tụy hăng hái trong hoạt động xã hội, trong công việc, ông đã
cống hiến cho xã hội, đất nước với tất cả khả năng và nhiệt tình của mình.
Những công trình nghiên cứu và giảng dạy về sử học của ông có ích cho
đời sau và với công tác thư viện, ông là người có nhiều công lao xây dựng
nền móng cho Thư viện nước nhà.

Ngô Thế Long

Viện Thông tin Khoa học xã hội

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Những ngày cuối cùng của Cụ Nguyễn Trọng Phấn

Tôi biết Cụ Nguyễn Trọng Phấn là từ cha tôi (nhà văn Sơn Tùng). Cụ là

bạn vong niên của cha tôi, mọi người trong gia đình tôi đều yêu quý và
kính trọng Cụ.

Cụ Phấn hơn cha tôi 18 tuổi (cha tôi sinh năm 1928). Nhưng vì trọng

nhau mà Cụ Phấn gọi cha tôi bằng ông, hoặc anh xưng tôi, còn cha tôi thưa
lại bằng Cụ xưng cháu, hoặc gọi là Giáo sư Nguyễn Trọng Phấn.

Mỗi khi có khách của cha đến nhà, tôi thường ngồi sau chiếc tủ ngăn

phòng hóng chuyện (một phần do nhà chật nên mọi câu chuyện giữa khách
và chủ cứ nhập vào tôi một cách tự nhiên). Tuy vậy, cũng có nhiều lần tôi
được ngồi trò chuyện với Cụ, khi Cụ đến mà cha tôi có việc đi vắng chưa
về. Ngồi bên Cụ, tôi như ngồi trước ngọn Thái Sơn, bởi vốn kiến thức của
Cụ thật lớn lao, hỏi gì liên quan tới văn hóa, lịch sử, địa lý trong nước và cả
nhiều nước trên thế giới Cụ đều am tường. Tôi nhớ mãi lời Cụ khuyên:
“Cháu nên cố gắng học ngoại ngữ, biết thêm được tiếng nước nào cũng có
ích cả, đặc biệt là các nước phương Tây. Có ngoại ngữ ta mới có điều kiện
tìm hiểu được nhiều vấn đề mà nước ta không có”. Tóm lại, những điều tôi
biết về Cụ không nhiều, chỉ có cha tôi mới là người được Cụ tin tưởng thổ
lộ tâm tình. Vì vậy, tôi xin kể ba mẩu chuyện mà tôi biết về Cụ như sau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.