khung phân loại giản đơn và tạm thời sử dụng Khung phân Trung tiểu hình
của Trung Hoa. Năm 1963, ông cùng các ông Đỗ Thiện, Nguyễn Văn Thu
sang công tác và tìm hiểu nghiệp vụ Thư viện tại Viện Hàn lâm Khoa học
Liên Xô. Khi trở về Việt Nam, ông đã trực tiếp tổ chức và chỉ đạo nghiên
cứu Khung phân loại thư mục thư viện (BBK) của Liên Xô, dịch bộ khung
BBK sang tiếng Việt, biên tập lại cho phù hợp với điều kiện phát triển của
các ngành khoa học ở nước ta và cho áp dụng thử để phân loại tài liệu một
số ngành khoa học. Cũng xin nói thêm, vào thời đó các tài liệu hướng dẫn
nghiệp vụ chỉ sử dụng trong nội bộ, nên không ghi tên các tác giả tham gia,
mà chỉ ghi tên cơ quan biên soạn.
Ông là người thông thạo nhiều ngôn ngữ: Pháp, Anh, Hán, Nga, Nhật...
Năm 1962, Ông đã cùng các đồng nghiệp tại Thư viện Khoa học Trung
ương biên soạn cuốn Từ điển thuật ngữ thư viện học Nga - Anh - Pháp -
Việt. Sau này với sự giúp đỡ của Tổ thuật ngữ Viện Ngôn ngữ, một tiểu ban
duyệt, bổ sung và chỉnh lý đã được thành lập trong đó có Ông và cuốn từ
điển này đã được Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 1972. Ông
cũng đã tham gia biên tập Nội san Thư viện Khoa học Trung ương, gồm các
bài viết về nghiệp vụ thư viện, tổng kết kinh nghiệm công tác, trao đổi ý
kiến, cung cấp thông tin về công tác thư viện ở nước ngoài qua các bài dịch
và lược dịch.
Năm 1966, cùng với Quyết định của ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc
ủy ban Khoa học Nhà nước chia thành hai cơ quan: ủy ban Khoa học Nhà
nước và Viện Khoa học xã hội (sau đó là ủy ban Khoa học xã hội), Thư
viện Khoa học cũng tách thành hai: Thư viện Khoa học kỹ thuật Trung
ương và Thư viện Khoa học xã hội. ông được phân vẽ Thư viện Khoa học
xã hội và làm việc tại đó đến khi nghỉ hưu vào năm 1971. Tuy vậy Ông vẫn
còn tham gia các hoạt động khoa học cho đến khi Ông mất vào ngày
3/8/1996.
Do hoàn cảnh gia đình và xã hội, ông Nguyễn Trọng Phấn chưa có được
một học vị cao như ông hằng mong muốn. Tuy nhiên với trí thông minh sẵn