XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TINH GỌN - Trang 303

Chúng đã được hằn sâu một cách nhất quán và không ngừng nghỉ vào tâm
trí bạn từ vô số phương tiện truyền thông bạn tiếp xúc mỗi ngày. Các nhà
thiết kế biết, sử dụng, chuyển hóa và vi phạm chúng hằng ngày.

Hãy để tôi nói rõ một điều: bản thân chúng ta khi sinh ra vốn không hề biết
cách liên hệ các khái niệm này với nhau. Không những thế, một cá nhân
trưởng thành ở phần bên kia của thế giới có thể hình thành những sự liên hệ
vô cùng trái ngược – và điều đó cũng rất đỗi bình thường.

Những quy luật tư tưởng này là sản phẩm sinh ra từ quá trình giáo dục,
tương tác xã hội, và một xu hướng chấp nhận biểu tượng tự nhiên. Nói một
cách đơn giản: suốt cuộc đời mình chúng ta luôn gắn ý nghĩa cho những
biểu tượng hình ảnh. Các thương hiệu có thể tận dụng điều này.

Ý tưởng cho rằng chúng ta luôn gắn ý nghĩa cho các vật thể xung quanh
bản thân và giải nghĩa chúng dựa trên các mối quan hệ xã hội không phải là
mới. Những nhà xã hội học nổi tiếng như George Mead và Herbert Blumer
đã nghiên cứu khái niệm chủ nghĩa tương tác biểu tượng từ đầu thế kỷ 20.
Dưới đây là kết quả Blumer đúc kết được vào năm 1969:

Con người hành động hướng tới mọi vật dựa trên nền tảng ý nghĩa họ
quy cho chúng.

Ý nghĩa của các vật thể đó bắt nguồn, hoặc xuất hiện từ mối quan hệ
tương hệ xã hội mà một cá nhân với những cá nhân khác cũng như với xã
hội.

Các ý nghĩa này được xử lý trong , và sửa đổi qua, một quá trình chuyển
nghĩa được cá nhân đó sử dụng để đối phó với các vật thể mà anh ta/cô ta
đối mặt.

1

1

. Herbert Blumer, Symbolic Interactionism; Perspective and Method

(Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall, 1969).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.