XÌ XẦM VS HÉT TO: BÍ KÍP X TRONG QUẢNG CÁO PR - Trang 52

chiến lược”. Mọi chiến lược (mà chúng ta sẽ xây dựng xuyên suốt
các chương của cuốn sách này) đều theo một hướng đi chung. Bạn
đã quyết định sẽ áp dụng phương thức PR nào chưa? Chiến lược và
chiến thuật nào phù hợp nhất với các nhu cầu đặc thù cho chiến
dịch truyền thông của bạn? Hãy tham khảo các chiến lược tiêu biểu
sau đây:

Bảo vệ thị trường phân khúc hẹp

Đối với “chiến lược phân khúc hẹp”, hãy khai thác tối đa các

thế mạnh của mình. Hãy nói về những gì bạn biết, đồng thời
nhấn mạnh tại sao bạn là doanh nghiệp tốt nhất trong lĩnh vực
hoạt động của mình.

Đây là một chiến lược chủ yếu được áp dụng cho những doanh

nghiệp có liên quan tới các sản phẩm hoặc dịch vụ mang tính chuyên
biệt cao, như công nghệ thông tin. Phương thức này đặc biệt hiệu quả
nếu bạn vượt trội các đối thủ. Hãy nhớ, cả hành động lẫn thông điệp
của bạn đều quan trọng như nhau, do đó bạn nhất thiết phải nắm
vững tình trạng thực tế của mình trước khi chơi ván bài này.

Ví dụ, nếu bạn là Microsoft, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu mọi

kế hoạch PR của mình bằng câu “Chúng tôi là số 1 trong lĩnh vực
của mình”. Nhưng nếu bạn là một công ty nhỏ hơn thì sao? Rất có
thể thế mạnh của bạn nằm ở dịch vụ chăm sóc khách hàng, một sản
phẩm công nghệ cao đầy sáng tạo, đội ngũ nhân viên hiểu biết và
thân thiện, tính tổ chức cao và luôn quan tâm đến môi trường, hoặc
có thể bạn chỉ vừa triển khai ý tưởng then chốt nhằm khác biệt hóa
dịch vụ của mình trên thị trường cạnh tranh.

Cho dù thị trường phân khúc hẹp của bạn là gì thì hãy nói cho mọi

người biết về nó và luôn giữ một thông điệp nhất quán. Đây là một
điều tưởng chừng hiển nhiên nhưng rất nhiều doanh nghiệp đã bỏ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.