XÌ XẦM VS HÉT TO: BÍ KÍP X TRONG QUẢNG CÁO PR - Trang 59

Một ví dụ cho trường hợp này là câu chuyện về một doanh nghiệp

nhỏ ở Scotland chuyên sản xuất vải tuýt Harris. Họ nhận được một
đơn đặt hàng lớn từ nhà sản xuất trang phục thể thao khổng lồ Nike
và điều đó đã gia tăng đáng kể nhu cầu sản xuất loại vải đặc biệt
này cho dòng giày thể thao nữ mới. Câu chuyện nhanh chóng lan
truyền trên toàn thế giới. Do sự chênh lệch quá lớn về quy mô giữa
hai doanh nghiệp lẫn yếu tố mới lạ trong việc “cũ gặp mới”, sự kiện
này đã giành được sự quan tâm lớn của quốc tế và thổi một làn gió
mới vào công ty sản xuất vải nhỏ bé kia.

Chiến lược ngoại giao thường được áp dụng ở các công ty nhỏ giàu

sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì họ luôn sẵn lòng đàm phán với các
đối tác lớn hơn để tìm con đường phát triển nhanh chóng. Đôi khi,
bạn có thể thiết lập mối quan hệ này thông qua hình thức kinh
doanh nhượng quyền hay làm đại lý phân phối cho các thương hiệu
nổi tiếng.

Việc nhượng quyền hợp tác kiểu này không tránh khỏi dẫn tới

những chương trình PR chung. Do đó, ngay từ đầu bạn phải thiết
lập và thỏa thuận về những ranh giới truyền thông của các chiến
lược quảng bá hoặc thủ tục đăng ký cho các chiến dịch và chiến
thuật.

Bủa vây và nhấn chìm

Chiến lược này có nghĩa là bủa vây sản phẩm hoặc dịch vụ cạnh

tranh bằng vô số đề nghị xúc tiến thương mại, những giao dịch
đặc biệt, khuyến mãi… nhằm kéo nó vào vùng nước ngày càng sâu
cho tới khi bị nhấn chìm hoàn toàn. Quan trọng là phải cô lập cho
được mục tiêu bằng cách tạo ra một cơn lũ những lời chào mời,
những sản phẩm và điều khoản đi kèm hấp dẫn. Chỉ cần có thế,
khách hàng sẽ lập tức bỏ rơi đối thủ và lao vào vòng tay đón chào
nồng nhiệt của bạn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.