Vị phán quan vẫn giữ thái độ im lặng:
- Trí óc ta tối tăm quá. Tào Can ạ! Có cần gì mà phải tập họp các tu sĩ
lại. Bây giờ ta rõ Mặc Đức ở nơi đâu rồi! Nhưng lúc này ta phải đến thăm
đạo sĩ Tuyên Minh. Hãy ra ngoài đợi ta ở khoang cầu thang nhìn xuống căn
phòng tế lễ chánh.
Vị phán quan cầm đèn bước ra ngoài, đi theo sau có Tào Can.
Đến một cái sân rộng, hai người chia tay. Dịch Nhân Tiết bước theo con
đường đi đến tháp phía Tây Nam, trèo lên bậc thang hình trôn ốc. Vị phán
quan gõ nhiều lần vào cánh cửa lớn. Không có ai trả lời, Dịch Nhân Tiết
đẩy cửa bước vào thư viện, nơi đây có bốn ngọn nến cháy sắp tàn. Một cái
cửa thứ hai nằm ngay sau bàn giấy. Cửa này ăn thông qua phòng ngủ của
đạo sĩ Tuyên Minh.
Dịch Nhân Tiết lại gõ cửa rồi áp tai vào cánh cửa nghe ngóng. Không có
một tiếng động nào vọng lại. Vị phán quan toan mở cửa nhưng nhận thấy
cửa khoá.
Dịch Nhân Tiết xoay mình chung quanh và nghiên cứu cái vòng tròn tượng
trưng trên một bức vẽ treo ở tường. Ngước đầu lên, vị phán quan bước ra
khỏi phòng. Chiếc lan can gãy đập vào mắt Dịch Nhân Tiết, đứng lặng một
lát, sau đó vị phán quan đi về phía khoang cầu thang chính.
Tào Can không có mặt nơi đây. Vị phán quan tỏ ý bực mình và sau khi lắng
tai nghe tiếng đọc kinh từ gian giữa của tu viện vang lên, Dịch Nhân Tiết đi
về phía phòng chứa vật liệu.
Cửa ở đây hé mở. Vị phán quan cầm đèn lên để nhìn thấy rõ hơn. Căn
phòng vẫn có cái cảnh tượng giống như lần viếng thăm đầu tiên của vị phán
quan, nhưng cánh cửa của chiếc tủ xưa nằm ở góc xa nhất lại được mở
rộng.
Vị phán quan bước vào tủ, đưa ngọn đèn gần sát hai con rồng được vẽ lên ở
phía trong cánh tủ, mắt quan sát kỹ lưỡng bức vẽ. Cái vòng tròn đặt ở giữa
hai con rồng đúng là dấu hiệu tượng trưng của đạo Lão, nhưng đáng lý một
đường thẳng thì ở đây lại là một đường cong chạy ngang ngăn cách hai sức
mạnh. Trong cuộc đàm đạo với đạo sĩ Tuyên Minh, Dịch Nhân Tiết có đưa
thắc mắc về con đường thẳng và đường ngang, và nhờ Tuyên Minh giải