Bắc của tu viện, đối với quần chúng không ai được phép đến đó cả, do đó
tôi không có dịp nào thăm viếng nơi chôn huyệt của hoà thượng Ngọc Kính
để nghiên cứu thêm những giấy tờ do ngài đã để lại. Thất vọng, nhiều lúc
tôi có ý ngỏ lời doạ xa doạ gần hoà thượng Chân Hiền bằng cách nói bóng
nói gió là tôi biết rõ chính Chân Hiền là thủ phạm trong cái chết của hoà
thượng Ngọc Kính, như vậy cũng là để đề phòng Chân Hiền tìm cách hại
tôi. Cũng do đó mà có hai bài thơ ứng khẩu: “Hai vị hoà thượng và các giai
nhân” , “Cây có trái độc”… Chân Hiền phải hiểu rằng tôi có ý nói đến
thuốc độc và cái chết của ba thiếu nữ kia. Như phán quan đã thấy rõ là
Chân Hiền đã tỏ ra rất khó chịu khi tôi ngâm lên những bài thơ trên.
Dịch Nhân Tiết nói ra một câu như có ý để khuyến khích thêm Tùng Lập.
- Đúng vậy! Còn ta, lương tâm không hề phạm tội nên ta không hề
cảm thấy khó chịu một chút nào khi nghe ngâm lên những câu thơ đó.
Vị phán quan suy nghĩ một lát, tiếp lời:
- Trong bữa tiệc ta có được nghe hoà thượng trụ trì Chân Hiền nói về
cái chết của hoà thượng Ngọc Kính. Bây giờ nhà ngươi hãy kể lại ta nghe
rõ hơn những điều nhà ngươi nghe biết về cái chết đó.
Bắt gặp cặp mắt Tùng Lập nhìn chằm chằm vào chén rượu của mình. Dịch
Nhân Tiết hiểu ý ra lệnh cho Tào Can:
- Kìa! Rót rượu thêm cho Tùng Lập chớ! Không có đổ dầu thì bấc làm
sao cháy sáng được?
Tùng Lập cảm ơn về cái nhìn của Dịch Nhân Tiết. Sau khi cạn chén, thi sĩ
tiếp lời:
- Cái chết của hoà thượng Ngọc Kính đã diễn ra trong những hoàn
cảnh được coi như là rất kỳ lạ. Cách đây khoảng chừng một năm, vào ngày
mười sáu tháng tám, hoà thượng Ngọc Kính cả buổi sáng hôm ấy một mình
ở lại trong căn phòng của ngài. Cũng như thường lệ, hoà thượng tìm đọc
những kinh kệ. Đến trưa, ngài dùng cơm ở phòng ăn cùng hoà thượng Chân
Hiền, đạo sĩ Tuyên Minh và các tu sĩ khác. Xong, ngài trở về phòng. Trước
đó, ngài có dùng trà với hoà thượng Chân Hiền. Khi ra đến hành lang, ngài
tỏ ý cho hai tu sĩ phục dịch bên cạnh ngài biết là ngài muốn dành hẳn cả
buổi chiều vẽ cho xong bức vẽ con mèo của ngài.