XỨ ĐÀNG TRONG - Trang 161

TIỀN TỆ VÀ THƯƠNG MẠI 159

đặc biệt đúng vào cuối thế kỷ 17 khi từ năm 1684, trọng lượng

của đồng tiền Khang Hi giảm dần. Trong khi vào năm 1688 tại

Trung Hoa, một lạng bạc trị giá bằng 1.400 tới 1.500 đồng tiền

đồng thì vào năm 1697, một lạng bạc trị giá bằng 3.030 đồng

tiền kim loại được đúc với một trọng lượng nhẹ hơn

1

. Số 3.030

tiền kim loại này trị giá 5,05 quan tiền đồng ở Đàng Trong. Tại

đây, vàng giá khoảng 13 quan một lạng hoặc thấp hơn nữa

2

.

Do đó, khi giá theo tỷ lệ của vàng với bạc ở Trung Hoa là 1/10,

việc trao đổi tiền kim loại Trung Hoa lấy vàng của Đàng Trong

có thể đem lại 288% lời

3

. Tuy nhiên, khi giá bạc sụt và giá đồng

tăng tại Trung Hoa vào thế kỷ 18 thì việc chuyên chở tiền kim

loại sẽ không có lời.

Nếu chúng ta tìm hiểu nền thương mại ở Đàng Trong trong

các thế kỷ 17 và 18, chúng ta sẽ thấy tiền kim loại được nhập

càng ngày càng ít đi và đồng thì ngày càng đắt. Trong khi giá

đồng là 20 quan một picul năm 1695

4

thì vào năm 1750, giá này

đã tăng lên gấp đôi

5

và vào thập niên 1770, đã lên tới 45 quan

một picul

6

.

Năm 1750, tỷ giá chính thức giữa bạc và đồng ở Trung Hoa là

1:57

7

, trong khi tại Đàng Trong là 1:50 hạ xuống còn 1:44 trong

thập niên 1770

8

. Có chênh lệch nghĩa là vẫn còn có lời đối với

người Hoa khi buôn bán đồng ở Đàng Trong. Dầu vậy, phần lớn

1 Bành Tín Huy, Trung Quốc hóa tệ sử (Lịch sử việc đúc tiền của Trung Quốc), Nhà xuất bản Nhân Dân,

Thượng Hải, 1958, trg.567.

2 Poivre nói là trước năm 1750, vàng trị giá 130 quan/10 lạng, và 150 quan vào một năm đắt. Xem

“Voyages de Pierre Poivre en Cochinchine”. Revue de L’Extrêm-Orient, quyển 3, 1885, trg.430.

3 Trước 1710, tỷ lệ chính thức giữa vàng và bạc là 1/10, nhưng trong thực tế, người Anh mua vàng ở giá

9,85 lạng bạc 94, năm 1700. Xem Morse, H.B., The East India Company Trading to China, quyển, trg.
69.

4 Poivre, “Mémoires”, trg. 336.
5 Lamb, trg. 52. Bản văn viết là “teal” có nghĩa là quan. Xem Ibid, trg. 53: “Teal của họ được tính bằng

tiền kim loại... 600 là một ngàn hay teal”.

6 Phủ biên, quyển 4, trg. 21a.
7 Bành Tín Huy, trg. 571.
8 Theo Poivre, 1 lạng bạc tại Đàng Trong vào năm 1750 trị giá 2 quan. Poivre, Journal, trg.406.

www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.