XỨ ĐÀNG TRONG - Trang 168

166

XỨ ĐÀNG TRONG

và nhẹ hơn, do đó, có chất lượng kém hơn. Một quyết định đã

mở đường cho việc tư nhân đúc tiền. Thực ra, trong tình trạng

này, khó mà tránh khỏi việc tư nhân tham gia vào việc đúc tiền.

Lạm phát

Poivre viết vào năm 1749: “Việc buôn bán ở đây đang diễn

ra trong một tình trạng hỗn độn thực sự vì người ta đã cho lưu

hành một loại tiền kẽm mới... Tình hình này không thể kéo dài,

nhưng tôi không biết bao giờ nó sẽ chấm dứt”

1

. Theo Lê Quý

Đôn, ai cũng muốn giữ lại đồng tiền tốt và tống đồng tiền xấu

đi đến độ các vùng như Gia Định, nơi người dân không bao

giờ phải lo trữ gạo, cũng không muốn bán gạo ra thị trường.

Phủ biên viết: “Giá mọi thứ đều tăng vọt”, đến độ vào thập niên

1770, đến cả đàn bà và trẻ em khi mua những thứ lặt vặt cũng

phải trả bằng bạc

2

, một kim loại ít dùng ở Đàng Trong. Trong

những điều kiện ấy, nền thương mại địa phương không thể

tránh khỏi suy sụp.

Ngoại thương cũng không hơn gì. Thực vậy, có thể đây là

lãnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Robert Kirsop ghi vào

năm 1750 rằng sau khi đồng tiền kẽm được đưa vào lưu hành,

giá vàng ở Hội An tăng từ 150-190 quan một nén lên tới 200-

225 quan một nén, trong khi tiền thuê mướn ở Hội An cũng

tăng lên một cách đáng kể

3

. Giá hồ tiêu nhảy lên tới 14 quan/100

cân năm 1750 và năm 1749 có lúc lên đến 15-16 quan so với giá

thông thường là 10 quan

4

. Giá kẽm cũng tăng. Vẫn theo nguồn

1 La Geste Francaise en Indochine, quyển 1, trg. 124.
2 Phủ biên, quyển 4, trg. 22-23.
3 Robert Kirsop, “Some accounts or cochinchina”, A. Dalrymple, Oriental Repertor, quyển 1, trg. 249.
4 Poivre,

Journal, trg.418.

www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.