XỨ ĐÀNG TRONG - Trang 169

TIỀN TỆ VÀ THƯƠNG MẠI 167

tư liệu này, giá kèm là 13-14 quan/ 100 cân, thay vì 8 quan vào

thập niên 1740 lúc chúa Nguyễn khởi đầu đúc tiền

1

.

Sự lạm phát tiền tệ này cũng có thể giải thích tại sao số tàu,

thuyền ngoại quốc vào Đàng Trong giảm xuống vào thập niên

1760 và đầu thập niên 1770. Trong khi, vào thập niên 1740 và

đầu thập niên 1750, hằng năm có từ 60 đến 80 thuyền cập bến

thì vào năm 1771, chỉ còn 16 thuyền. Số thuyền này tụt xuống

còn 12 vào năm 1772 và 8 vào năm 1773

2

. Mức giảm sút lớn

nhất có thể đã diễn ra đầu tiên trong thập niên 1760. Nền ngoại

thương mau chóng trở thành nạn nhân của sự lạm phát này và

xem ra không còn có thể ngóc dậy nổi sau thập niên 1770.

Đây là một mất mát trầm trọng của họ Nguyễn từ lâu vẫn dựa

vào ngoại thương như một nhân tố bảo đảm sự sống còn của

nền kinh tế địa phương. Họ Nguyễn đã đối phó bằng cách đẩy

mạnh hơn việc kiểm soát của họ trên miền núi và cao nguyên,

hy vọng lấy phía tây để bù đắp những gì họ đã mất ở phía đông.

Như chúng ta sẽ thấy trong chương 5, họ Nguyễn có đạt được

một số kết quả trong một thời gian hạn chế, nhưng cái giá họ

phải trả là đã gây nên cuộc nổi dậy của Tây Sơn, đưa Đàng Trong

gần đến chỗ diệt vong.

1 Phủ biên, trg. 21b. Chi tiết này chứng tỏ một lần nữa Phủ biên ghi lại từ những ghi chép của họ

Nguyễn thập niên 1740.

2 Phủ biên, quyển 4, trg.32a.

www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.