XỨ ĐÀNG TRONG - Trang 194

192

XỨ ĐÀNG TRONG

tinh giảm biên chế vào năm 1725 khi ông lên ngôi

1

, nhưng xem

ra ý định này đã không được thực hiện

2

.

Sự thay đổi này thực ra không phải là nỗi bận tâm của các

nhà cai trị họ Nguyễn, ít ra là trước mắt, bởi vì như thế có nghĩa

là số viên chức thu thuế sẽ bớt đi và số tiền nhà nước thu được

cũng sẽ bớt đi. Nếu trung bình một năm một viên chức đóng

cho nhà nước 9 quan, dựa theo các ví dụ được nêu trên đây,

tổng số thu được sẽ là 27.000 quan. Con số này cao hơn số tiền

thuế vàng của năm 1769, như thấy trên đây, trong chương này,

hoặc bằng một phần ba số thuế phụ của cả xứ này. Tuy nhiên,

con số này lại không được ghi trong sổ thuế, bởi vì tất cả số tiền

này chạy thẳng vào gia đình họ Nguyễn và bộ sậu trong cung

đình thay vì vào ngân khố nhà nước. Do đó, tiền thu được từ

các viên chức nhà nước là một nguồn thu nhập quan trọng của

họ Nguyễn.

Dĩ nhiên, toàn bộ số tiền này và tiền sinh sống, sinh hoạt

của chính các viên chức đều do nhân dân đóng. Như Poivre

ghi nhận vào năm 1749:

“một người chiếu theo luật và điều kiện của mình chỉ phải

trả cho nhà vua 3 quan một năm, sẽ phải trả 6 quan do sự sách

nhiễu của quan lại. Đó là thu nhập của họ và thu nhập của các

cấp trên của họ”

3

.

Lê Quý Đôn ghi nhận một cách chua chát vào thập niên 1770

rằng: “Trong khi nhà nước nhận được một phần ba (số tiền thu

được của dân) thì hai phần ba còn lại đi vào túi các viên chức”

4

.

Khi nhà nước tăng thuế lên 10% hay 20% thì số tiền đích thực

1 Tiền biên, quyển 9, trg. 126.
2 Tiền biên, quyển 9, trg. 126.
3 “Description of Cochinchina”, trong Li Tana & Anthony Reid, Southern Vietnam under the Nguyễn,

Institute of Southeast Asian Studies\ECHOSEA, The Australian National University.

4 Phủ biên, quyển 4, trg. 1b.

www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.