XỨ ĐÀNG TRONG - Trang 202

200

XỨ ĐÀNG TRONG

Các con đường thương mại và hàng hóa

Buôn bán có lẽ là mối quan hệ lâu đời nhất giữa người đồng

bằng và người cao nguyên tại vùng đất này. Quan hệ này đã có

từ trước khi người Việt Nam từ đồng bằng sông Hồng tới. Tuy

nhiên khi số người Việt Nam gia tăng và tàu vụ phát triển, việc

buôn bán giữa người đồng bằng và người vùng cao nguyên cũng

được cổ vũ. Các trung tâm buôn bán mới xuất hiện để đáp ứng

nhu cầu trao đổi mỗi ngày mỗi trở nên thường xuyên hơn.

Các họa đồ 5 và 6 cho chúng ta một ý tưởng sơ lược về mối

quan hệ giữa người Việt Nam với người Thượng, người Lào và

người Khme, ở Đàng Trong vào thời các chúa Nguyễn.

Con đường thương mại quan trọng nhất ở Đàng Trong vào

buổi đầu chạy qua đèo Ai Lao, từ sông Mêkông đến bờ biển gần

Quảng Trị. Tập trung ở thị trấn Cam Lộ, con đường này xuôi

xuống cảng Cửa Việt và kéo lên Lao Bảo. Đây là con đường

thương mại nhộn nhịp nhất trong vùng Thuận Hóa. Phủ biên

tả con đường này theo số ngày đàng

1

: từ Lao Bảo đi về phía tây,

phải mất hai ngày để tới Tchepone, và đi thêm ba ngày nữa thì

đến Mường Vanh

2

. Theo Breazeale và Smukarn, tùy theo lượng

mưa, người ta có thể dùng thuyền nhỏ để di chuyển trên dòng

sông Bang Hieng (hoặc Bang Hian) vào một số ngày trong năm

3

.

Từ đây người ta có thể dễ dàng đến Savanakhet ở phía tây, hay

Khemmart ở tây-nam hay Mukdahan phía tây-bắc. Rất có thể

đây cũng là con đường Vientian sử dụng để đến Huế triều cống

4

.

1 Phủ biên, tập 2, trg. 60a.
2 Mường Vanh có thể chỉ Mương Phine trong thung lũng sông Bang Hieng hoặc chính thung lũng sông

Bang Hieng nói chung.

3 Kennon Breazeale và Snit Smukarn, A Culture in Search of Survival, The Phuan of Thailand and Lao,

Monograph Series 31, Yale University Southeast Asia Studies, New Haven, 1988, trg.2.

4 Cần lưu ý là vương quốc Lan Sang (Lào) cũng là một vương quốc phồn thịnh cùng thời với họ Nguyễn,

nhất là dưới triều vua Souligna-Vongsa (trị vì 1637-1694). Lào thấy cần phải duy trì các mối quan hệ
với Xiêm, Cao Mên và với hai vương quốc Việt Nam. Việc “triều cống” này xem ra không được nhìn như
vậy ở Lào.

www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.