XỨ ĐÀNG TRONG - Trang 21

DẪN NHẬP 19

tiên chúng ta bắt gặp tên gọi Cochinchina này có lẽ là trong Tom

Pires vào năm 1515. Đất nước ông muốn ám chỉ đến dưới tên

gọi Cauchy hay Cauchy China chính là Việt Nam

1

. Aurousseau

cho ta hiểu là người Bồ Đào Nha đã tạo nên tên gọi này từ từ

Kuchi của tiếng Mã Lai. Nhưng một số tác giả khác lại cho rằng

từ Cochin có thể là do cách người Nhật đọc từ Giao Chỉ của

tiếng Hán. Nhưng cho đến giữa thế kỷ 16, giữa người Nhật và

Cochinchina chưa có các quan hệ buôn bán đáng kể, nên giả

thuyết của Aurousseau vẫn còn đứng vững.

Trong luận án, chúng tôi sử dụng lẫn lộn các từ Cochinchina

Đàng Trong, vì cả hai tên gọi này, vào thế kỷ 17 và 18, cùng

chỉ một vùng đất mà thôi. Điều chúng tôi chú trọng không phải

là tìm xem tên gọi nào thích hợp nhất đối với vùng đất này mà

là các tên gọi này luôn được dùng để chỉ một “vùng đất mới”

trong lịch sử Việt Nam

2

. Và công trình nghiên cứu này tập trung

trọn vẹn vào vùng đất mới đó.

hơn là Cacciam (hay Kẻ Chiêm theo tiếng Việt), nơi trấn thủ Quảng Nam ở vào thời kỳ này, ngày nay
là làng Thanh Chiêm. Xem Phạm Đình Khiêm, “Đi tìm địa điểm và di tích hai thành cổ Quảng Nam và
Phú Yên đầu thế kỷ 17”, Việt Nam khảo cổ tập san, Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn, 1960, tập 1, trg.
83. Theo Manguin, trong Les Portugais sur les cotes du Viêt Nam et du Campa, trg. 185, thì Cachao
nằm trong Quảng Nam.

1 The Suma Oriental of Tome Pires, The Hakluyt Society, Lessing-Druckerei-Wiesbaden, 1967, trg. 114:

“Vương quốc nằm giữa Champa và Trung Hoa”.

2 Giống như từ “phía nam” trong lịch sử Việt Nam. Từ “nam” ở Việt Nam đã thay đổi theo phong trào tiến

xuống phía nam của người Việt Nam. Thuận Hóa, ngày nay nằm ở miền Trung Việt Nam, đã được coi
là phía “nam” khi bắt đầu cuộc Nam tiến, bởi vì nằm ở phía nam ranh giới phía nam cũ của nước Đại
Việt. Đại Nam thực lục tiền biên 1559: “Thanh Hóa và Nghệ An bị lụt, dân lưu tán nhiều vào nam”. Từ
“nam” ở đây chỉ vùng Thuận Hóa và Quảng Nam. Từ “trung” xem ra chỉ xuất hiện từ thế kỷ 19. Việc cải
cách hành chánh dưới triều Minh Mạng (1831) đã tạo ra Trung kỳ, mặc dù Gia Long đã ngầm tạo ra
một “trung tâm” khi thành lập các đơn vị hành chánh Bắc Thành và Gia Định Thành.

www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.