XỨ ĐÀNG TRONG - Trang 23

VÙNG ĐẤT MỚI 21

nhiên là họ Nguyễn đã tìm được cách thiết lập và duy trì được

một quốc gia thống nhất trong nhiều thế kỷ trên cái “vùng đất

rời rạc nhất thế giới” ấy, như Gourou sau này nhận định

1

.

Vùng đất mới này có thể được chia thành ba vùng tự nhiên

khác nhau. Hai vùng đầu có những diện tích tương đối rộng

thích hợp với nông nghiệp. Vùng thứ nhất

2

, ngày nay là Quảng

Nam, là một đồng bằng phì nhiêu, khoảng 1.800 cây số vuông.

Nước do sông Thu Bồn và nhiều nhánh của con sông này cung

cấp. Vùng thứ hai tương ứng với đồng bằng Bình Định trù phú

ngày nay, có diện tích là 1.550 cây số vuông, có hai dãy núi khác

nhau bao quanh. Hai thung lũng của vùng đất này sử dụng nước

của hai con sông Đà Rằng và Lai Giang. Vùng thứ ba gồm ba

thung lũng

3

thông thương với nhau một cách dễ dàng, một vùng

khác biệt, các sách của Trung Hoa được viết trong thời kỳ từ

thế kỷ 8 đến thế kỷ 10 coi đây như là một quốc gia riêng biệt

4

.

Đèo Hải Vân nằm giữa Huế và Đà Nẵng tạo thành một lằn

ranh khí hậu: phía bắc đèo là vùng khí hậu pha trộn giữa nhiệt

đới và cận nhiệt đới, có một mùa đông rõ rệt kéo dài từ 3 đến 4

tháng. Khí hậu phía nam mang tính cách một khí hậu giữa hai

chí tuyến

5

. Dãy Trường Sơn ở phía bắc thường hẹp và gồ ghề,

nhưng ở phía nam thì lại có chiều nở rộng tạo thành một cao

nguyên, thường được gọi là Tây nguyên hay Cao nguyên Trung

phần, có diện tích khoảng 20.000 dặm vuông (100 dặm chiều

rộng và 200 dặm chiều dài). Vùng cao nguyên này thường được

dùng làm nơi trú ẩn. Một dân tộc bị một nhóm người có vũ

1 Gourou,

The Peasants of the Tongking Delta, Human Relations Area Files, New Haven, 1955, tập 1,

trg.3.

2 Minh thực lục gọi địa điểm này là A-mu-la-bu, trong khi đó Chư phiên chí lại gọi là Wu-ma-ba.
3 Ba thung lũng này là: Nha Trang, nước do sông Cái cung cấp; Phan Rang, nước do sông Dinh, chảy từ

cao nguyên Lâm Viên ra biển; Phan Rí và Phan Thiết, do sông Lũy và sông Cái.

4 Chư phiên chí gọi là Tân Đông Long (?), Lĩnh Ngoại Đại Đáp, quyền 2, gọi là Tân Đà Lĩnh (?), Tống sử,

quyển 489, gọi là Núi Tân Đà Long, Tân Đường Thư, quyển 43, gọi là Bản Đà Long (?).

5 Vietnam - Geographical Data, Hanoi, 1979, trg. 34.

www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.